Xây dựng Luật Xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 107 - 109)

D. Các Yêu cầu về Thủ tục để yêu cầu Cơ quan Hành chính kiểm tra lại một quyết định ban đầu nhƣ là một Quyền:

3.3.1.Xây dựng Luật Xử phạt vi phạm hành chính

34 Trước hết, lý thuyết lập pháp cho rằng làm luật thì phải nhắm vào các vấn đề xã hội đang phát sinh Vấn đề nào quan trọng thì cần được xử lý trước, vấn đề nào ít quan trọng hơn thì được xử lý

3.3.1.Xây dựng Luật Xử phạt vi phạm hành chính

Tại một số quốc gia (Nga, Kazakhstan, Belarus, Trung Quốc, Đức…), cơ quan lập pháp ban hành một đạo luật, pháp lệnh riêng về xử phạt/xử lý VPHC nói chung

(tương tự như ở Việt Nam hiện nay). Trong các nước này thì có 2 xu hướng khác nhau: một số nước ban hành Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính, trong đó quy định cả hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực cụ thể, hình thức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt, nguyên tắc xử phạt… như Nga, Kazakhstan, Belarus; có nước chỉ ban hành đạo luật quy định các vấn đề chung, cơ bản liên quan đến nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử phạt mà không quy định cụ thể về hành vi vi phạm thành một phần riêng của Bộ luật hành chính như Trung Quốc, Đức.

Đối với nước ta, vấn đề cấp thiết là cần xây dựng Luật Xử phạt vi phạm hành chính trong đó không quy định các biện pháp xử lý hành chính khác.

106

1. Bộ luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2001 của Nga và Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 1996 của Trung Quốc đều không quy định vấn đề tương tự như “biện pháp xử lý hành chính khác” của Việt Nam. Các biện pháp hành chính khác (hay còn gọi là các biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt) về cơ bản không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà có bản chất rất khác nhau, đa phần trong số đó là các biện pháp tư pháp hình sự. Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đã có một số biện pháp tương tự. Bởi đối tượng áp dụng các biện pháp này không chủ yếu là đối tượng VPHC. Việc Pháp lệnh XLVPHC 1995 và Pháp lệnh hiện hành quy định các biện pháp hành chính khác là gượng ép và bất hợp lý. Không phải vô cớ mà Pháp lệnh XPVPHC 1989 đã không quy định các biện pháp này, mà đã dự kiến ban hành văn bản pháp luật riêng về các biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt, nhưng vì lý do “nhạy cảm” mà dự thảo này đã bị bãi bỏ [81, tr. 383, 384].

2. Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Luật XPVPHC:

- Luật XPVPHC quy định đầy đủ và toàn diện các vấn đề cơ bản về XPVPHC. Việc xây dựng Luật XPVPHC nhằm tiếp tục quá trình hoàn thiện pháp luật về XPVPHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhằm ngăn chặn và xử phạt nghiêm minh vi phạm hành chính, tăng cường trật tự kỷ cương quản lý nhà nước.

- Bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, phù hợp với Chiến lược cải cách tư pháp và chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng 2020.

- Đảm bảo tính kế thừa trên cơ sở pháp điển hóa những quy định về XPVPHC đã áp dụng hiệu quả trong thực tiễn và còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống VPHC là nhanh chóng, công minh, triệt để; bổ sung các quy định về các vấn đề còn thiếu, chưa được đề cập hoặc tuy có quy định nhưng chưa đầy đủ mà thực tiễn đang đòi hỏi phải kịp thời giải quyết; tạo cơ sở pháp lý toàn diện và vững chắc cho việc phòng, chống và xử lý có hiệu quả cao các VPHC.

- Bãi bỏ hoặc sửa đổi những quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam hoặc đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; nghiên cứu kinh nghiệm và luật pháp các nước trên thế giới nhằm tiếp thu có chọn lọc thành tựu của khoa học pháp lý đương đại để áp dụng trong điều kiện Việt Nam nhằm bổ sung và phát triển pháp luật về XPVPHC theo hướng toàn diện, hiệu quả, phù hợp với Việt Nam và tương thích với pháp luật quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính trong việc quy định về thủ tục sao cho đơn giản, rõ ràng, tạo thuận lợi cho dân nhưng không làm bó tay các cơ quan có

107

thẩm quyền xử lý hành chính; bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, các quyền tự do dân chủ của công dân, đồng thời có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm từ phía các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước thi hành công vụ về XPVPHC.

3. Luật XPVPHC cần tránh mang tính “khung” quá lớn như các Pháp lệnh trước đây. Tuy nhiên, Luật cũng không nên quá chi tiết. Cần kết hợp hài hòa giữa việc ban hành luật chi tiết với việc ban hành luật khung. Luật khung chỉ được ban hành khi đó là một sự cần thiết khách quan. Những điều kiện để xác định sự cần thiết phải ban hành luật khung: (i) Dự luật động chạm đến một vấn đề có nội dung phức tạp; (ii) Dự luật có nhiều đối tượng và nhiều hành vi bị điều chỉnh; (iii) Dự luật được áp dụng với những điều kiện khác nhau rất lớn của các vùng miền; (iv) Sự thay đổi diễn ra nhanh chóng [52, tr. 107]. Đối chiếu với những điều kiện đó, Luật XPVPHC nên mang tính chất “khung”, tất nhiên ở mức độ hợp lý. Nếu ban hành luật khung là một sự cần thiết thì vẫn cần áp đặt một quy trình chặt chẽ và các tiêu chuẩn rõ ràng cho việc ban hành các văn bản dưới luật và các quyết định hành chính. Làm được như vậy sẽ vừa phát huy được tính năng động, sáng tạo tích cực vừa phòng tránh sự tuỳ tiện, lạm quyền.

Luật XPVPHC sẽ quy định những vấn đề chung nhất về XPVPHC như: + Nhiệm vụ của Luật;

+ Các khái niệm cơ bản: vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả;

+ Thẩm quyền quy định về vi phạm hành chính, các hình thức XPVPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục XPVPHC trong từng lĩnh vực.

+ Đối tượng bị xử phạt VPHC; + Nguyên tắc xử phạt VPHC;

+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ việc XPVPHC; + Thời hiệu XPVPHC;

+ Các hình thức XPVPHC;

+ Các biện pháp khắc phục hậu quả;

+ Các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo XPVPHC;

+ Thẩm quyền XPVPHC, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;

+ Thủ tục chung XPVPHC và thi hành quyết định XPVPHC;

+ Các biện pháp và thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC;

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 107 - 109)