Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

1.2.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1.2.6.1. Các chủ thể có thẩm quyền XPVPHC

Chương IV Pháp lệnh hiện hành (từ Điều 28 đến Điều 40d) quy định các chủ thể sau có thẩm quyền XPVPHC:

a. UBND cấp xã, huyện, tỉnh (Điều 28, 29, 30);

b. Cơ quan công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm, thuế, quản lý thị trường, thanh tra nhà nước chuyên ngành, giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không, Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, những người có thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán (từ Điều 3 đến 40d);

c. TAND các cấp và cơ quan thi hành án dân sự (Điều 40, 40a).

Việc quy định cho nhiều chủ thể có thẩm quyền XPVPHC là cần thiết, vì VPHC xảy ra nhiều, đa dạng, ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lý, do đó không làm như vậy thì xử lý không xuể.

1.2.6.2. Nguyên tắc phân định thẩm quyền XPVPHC

Sự đa dạng của các chủ thể có thẩm quyền XPVPHC đòi hỏi sự phân định rạch ròi thẩm quyền xử phạt của mỗi chủ thể, định rõ người chịu trách nhiệm xử lý VPHC trong các trường hợp cụ thể để tránh chồng chéo, đảm bảo kỷ luật nhà nước và pháp chế. Do đó, Pháp lệnh có Điều 41 về ủy quyền xử lý VPHC và Điều 42 về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý VPHC.

30

Về ủy quyền XLVPHC, những người có thẩm quyền XLVPHC được liệt kê chỉ có thể ủy quyền cho cấp phó của mình và phải chịu trách nhiệm về sự ủy quyền đó. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và trước pháp luật.

Về nguyên tắc xác định thẩm quyền XPVPHC, khoản 1 Điều 42 quy định “trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện”.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 32)