Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo vệ quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 100)

D. Các Yêu cầu về Thủ tục để yêu cầu Cơ quan Hành chính kiểm tra lại một quyết định ban đầu nhƣ là một Quyền:

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo vệ quyền con ngườ

quyền con người

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người là một yêu cầu thiết yếu đối với một xã hội dân chủ nói chung và đối với nước ta khi xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhiều văn kiện của Đảng thể hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó quyền con người, quyền công dân phải là nội dung ưu tiên trong hoạt động lập pháp.

Thực trạng pháp luật về XPVPHC cho thấy việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập:

1. Pháp luật về XPVPHC quy định về vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo xử phạt VPHC… - những vấn để tác động trực tiếp đến quyền con người. Phần lớn quy phạm pháp luật về XPVPHC (trong đó có VBPL quan trọng nhất là PLXLVPHC)

99

nằm ở pháp lệnh và các nghị định, thông tư (chỉ một số ít nằm trong các đạo luật). Trong khi đó Hiến pháp quy định “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Sở dĩ Hiến pháp quy định như vậy vì quyền và nghĩa vụ của công dân là vấn đề rất quan trọng nên phải được quy định ở văn bản có hiệu lực pháp lý cao và do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc hội ban hành. Như vậy, ngay về hình thức văn bản quy định về XPVPHC đã có tính chất vi hiến. Điều này tạo nên một nguy cơ cao về sự vi phạm quyền con người.

2. Hệ thống pháp luật về XPVPHC tồn tại nhiều quy phạm xâm phạm quyền con người. Một số nghị định, thông tư quy định chi tiết thi hành PLXLVPHC không những trái PLXLVPHC mà còn trái với Hiến pháp và luật.

3. Việc áp dụng pháp luật về XPVPHC của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhiều khi xâm phạm quyền con người. Có ba lý do chính dẫn đến tình trạng này: một là, hệ thống pháp luật về XPVPHC có nhiều quy phạm xâm phạm quyền con người; hai là, hệ thống pháp luật về XPVPHC mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật; ba là, việc kiểm tra, giám sát không tốt dẫn đến sự tùy tiện các cơ quan, người có thẩm quyền.

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hòi hoàn thiện pháp luật về XPVPHC nhằm bảo vệ quyền con người. Đó là:

1. Tôn trọng những điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia (đặc biệt là Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948; Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966).

2. Thực thi những cam kết trong những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp (trong đó có nhiều vấn đề đảm bảo cho việc XPVPHC).

3. Xây dựng mô hình bảo hiến để hạn chế những văn bản quy phạm pháp luật nói chung và về XPVPHC nói riêng trái Hiến pháp.

4. Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về vấn đề XPVPHC một cách hợp lý, hiệu quả.

5. Khi xây dựng pháp luật về XPVPHC, đặc biệt lưu ý đến những quyền công dân đã được quy định trong các điều ước quốc tế và Hiến pháp Việt Nam có liên quan chặt chẽ.

- Quyền tự do kinh doanh (Điều 57 Hiến pháp Việt Nam 1992). - Quyền sở hữu (Điều 58 Hiến pháp Việt Nam 1992).

- Quyền được thông tin (Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992).

100

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 70 Hiến pháp Việt Nam 1992).

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 73 Hiến pháp Việt Nam 1992). - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 73 Hiến pháp Việt Nam 1992).

- Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 74 Hiến pháp Việt Nam 1992).

- Quyền được bảo vệ khỏi những hành vi vi phạm quyền con người bằng những tòa án với những phương tiện pháp lý có hiệu lực (Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948).

- Quyền được xét xử công minh và công khai trước một tòa án độc lập, không thiên vị (Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948).

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)