- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;
1.2.4. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
phạt vi phạm hành chính
Sau khi khởi xướng việc xử lý VPHC, đối với các VPHC phức tạp có thể phải điều tra, xem xét và thường phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính thường nhanh chóng, đơn giản nhưng có khi phức tạp.
Pháp lệnh XLVPHC 2002 quy định 6 biện pháp: 1. Tạm giữ người
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính (Khoản 1 Điều 44).
2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính (Khoản 1 Điều 46).
28
Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính (Khoản 1 Điều 47).
4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính (Khoản 1 Điều 48).
5. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Khoản 1 Điều 49).
6. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất (Điều 51)
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính rất quan trọng, không chỉ do ý nghĩa của nó trong việc bảo đảm việc xử phạt VPHC, mà là do tính chất của các biện pháp đó tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Đây là những biện pháp chỉ áp dụng khi có dấu hiệu khẳng định có VPHC xảy ra nhằm mục đích ngăn chặn kịp thời vi phạm hoặc đảm bảo việc xử phạt. Đồng thời, pháp luật rất lưu ý việc thực hiện chúng phải tuân thủ các nguyên tắc: pháp chế; công khai; nhân đạo; tôn trọng quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân (như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, tài sản; tôn trọng danh dự, nhân phẩm công dân). Vì vậy, chỉ có thể trao cho một số hạn chế những người có thẩm quyền quyết định việc thực hiện các biện pháp đó hoặc trực tiếp thực hiện chúng.