Xác định lại mối quan hệ giữa pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 106 - 107)

D. Các Yêu cầu về Thủ tục để yêu cầu Cơ quan Hành chính kiểm tra lại một quyết định ban đầu nhƣ là một Quyền:

34 Trước hết, lý thuyết lập pháp cho rằng làm luật thì phải nhắm vào các vấn đề xã hội đang phát sinh Vấn đề nào quan trọng thì cần được xử lý trước, vấn đề nào ít quan trọng hơn thì được xử lý

3.2.2. Xác định lại mối quan hệ giữa pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật hình sự

chính và pháp luật hình sự

Như đã phân tích, pháp luật XPVPHC có liên quan mật thiết đến pháp luật hình sự. Do đó, hai hệ thống pháp luật này cần phải có sự cải cách đồng bộ theo hướng tội phạm được xác định trước và VPHC được xác định sau. Theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền, xử lý những vi phạm pháp luật (kể cả VPHC hay tội phạm) đều ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của con người nên về lý tưởng, cần theo một thủ tục xét xử bằng tòa án bởi vì chỉ có xét xử bằng tòa án mới có thể đảm bảo công lý tốt nhất. Tuy nhiên, do năng lực của nhà nước cũng như do cần xử lý nhanh chóng, những hành vi được coi là “vi phạm hành chính” bị xử lý theo thủ tục hành chính mà không theo thủ tục tư pháp. Nhưng những chủ thể vi phạm vẫn có thể yêu cầu giải quyết lại bằng thủ tục tư pháp nếu không thỏa mãn với việc xử lý vi phạm hành chính đó (khởi kiện hành chính).

Theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, nên tội phạm hóa nhiều hành vi được coi là VPHC hiện nay (tất nhiên ở mức hợp lý). Khi đó, VPHC chỉ nên là những hành vi ít nguy hiểm cho xã hội, được xử lý nhằm giáo dục, thuyết phục là chính. Hiện nay, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân chưa được quy định là một lỗ hổng lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Nhiều pháp nhân có những hành vi vi phạm pháp luật gây tác hại rất lớn cho xã hội nhưng không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hành chính36. Việc pháp nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật nhưng chỉ bị xử lý hành chính thì không thể đảm bảo công lý cũng như tính răn đe. Do đó, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng chính là một phương thức để “tư pháp hóa” một số VPHC nghiêm trọng hiện nay. Một vấn đề nữa là nên giới hạn VPHC là những vi phạm nhỏ - mức phạt tiền nên hạn chế ở một con số hợp lý. Hiện nay, mức phạt tiền tối đa là 500.000.000 đồng là quá lớn. Quy định mức phạt tiền tối đa cao như vậy có lẽ để áp dụng đối với các pháp nhân vi phạm hành chính (khi pháp luật chưa cho phép xử lý hình sự như đã đề cập ở trên). Việc giới hạn VPHC chỉ là những vi phạm nhỏ với mức phạt tiền tối đa 100.000.000 đồng là hợp lý. Những vi phạm “xứng đáng” với mức phạt cao hơn sẽ bị coi là tội phạm và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.

Tóm lại, việc “tư pháp hóa” một số VPHC thực chất là “tội phạm hóa” hành vi vi phạm pháp luật. Tức là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao

36

Gần đây, vụ việc Công ty Vedan Việt Nam vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng đang gây bức xúc lớn trong xã hội và đặt ra nhiều vấn đề thiếu sót của pháp luật.

105

thì bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này đòi hỏi sửa đổi

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)