Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 32)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

1.2.7. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1.2.7.1. Khái niệm, vị trí của thủ tục xử phạt VPHC

Việc xử phạt VPHC được tiến hành chủ yếu bằng con đường hành chính theo quy định của các quy phạm thủ tục hành chính, nên thủ tục XPVPHC là một loại thủ tục hành chính. Có thể định nghĩa thủ tục XPVPHC là trình tự và cách thức thực hiện các hành động trong việc XPVPHC.

Đây là loại thủ tục hành chính quan trọng. Vì vậy, quy định cụ thể và khoa học về thủ tục này có vai trò quan trọng bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước, trong việc bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các hành động cần phải tiến hành trong việc XPVPHC diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian căn cứ tính chất nội dung và mục đích của những hành động đó. Chúng tạo thành những giai đoạn (bước). Người ta chia ra hai loại: thủ tục thông thường và thủ tục đơn giản.

1.2.7.2. Thủ tục đơn giản

Theo Điều 54 Pháp lệnh hiện hành, thủ tục đơn giản được áp dụng để XPVPHC bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000đ đến 200.000đ đối với những VPHC nhỏ, gây thiệt hại không lớn và thực hiện lần đầu. Theo thủ tục đơn giản thì có thể thu tiền tại chỗ và người xử phạt phải giap cho đối tượng bị xử phạt biên lai thu tiền phạt. Chủ thể xử phạt phải ra quyết định. Quyết định đó được gửi cho đối tượng bị xử phạt và cho cơ quan thu tiền phạt. Trong thủ tục đơn giản không phải lập biên bản.

1.2.7.3. Thủ tục thông thường

Đối với những VPHC khác thì thủ tục thông thường bao gồm các giai đoạn: 1. Khởi xướng việc xử phạt VPHC

Chỉ khi chủ thể có thẩm quyền theo luật định có quyết định cho tiến hành điều tra về VPHC để xử phạt hoặc quyết định chuyển vụ vi phạm cho chủ thể có thẩm quyền khác để giải quyết thì mới coi là có giai đoạn này. Việc phát hiện VPHC của công dân chỉ tạo điều kiện cho việc khởi xướng chứ không được coi là hành động pháp lý của giai đoạn khởi xướng.

31

2. Chuẩn bị XPVPHC

Đây là giai đoạn cơ bản của thủ tục XPVPHC.

Trong quá trình chuẩn bị bị phạt có thể phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc XPVPHC. Giai đoạn này thường nhanh chóng, đơn giản nhưng cũng có khi phức tạp.

Biên bản là văn bản hành chính cơ bản có giá trị pháp lý của giai đoạn này, là chứng cứ pháp lý ghi nhận sự việc xảy ra. Căn cứ vào biên bản đó mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử lý hoặc không. Trong một vụ việc có thể lập nhiều biên bản. Vì có ý nghĩa quan trọng như vậy nên biên bản phải lập đúng quy cách về thể thức và nội dung theo đúng quy định.

Pháp lệnh hiện hành không có quy định riêng về biên bản lập khi áp dụng cá biện pháp ngăn chặn mà chỉ có quy định tại Điều 55 về “lập biên bản về VPHC”. Nhưng có thể coi biên bản đó áp dụng chung cho cả biên bản khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn.

3. Ra quyết định XPVPHC

Đây là giai đoạn trung tâm của thủ tục. Pháp lệnh quy định thời gian tối đa kể từ ngày lập biên bản về VPHC đến ngày phải ra quyết định XLVPHC đó là 10 ngày, trong trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn trên đến không quá 30 ngày, từ phạt trục xuất hoặc được gia hạn thêm.

Quyết định xử phạt phải tuân theo đúng thể thức và nội dung quy định tại Điều 56. Mẫu quyết định xử phạt, cũng như mẫu biên bản về các VPHC trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.

Quyết định XPVPHC có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt, quyết định đó phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt.

Nếu xét thấy việc vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì không được XPVPHC mà trong thời hạn 3 ngày phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết (Điều 62). Còn đối với những tội phạm đã được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án mà nếu có dầu hiệu VPHC, thì cơ quan tiến hành tố tụng hữu quan trong thời hạn 3 ngày phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền XPVPHC để giải quyết (Điều 63).

32

Về nguyên tắc, quyết định XPVPHC phải được thi hành ngay. Tuy nhiên, Pháp lệnh dành thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định để đối tượng bị xử phạt tự nguyện chấp hành quyết định. Quá thời hạn đó mà cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định thì bị cưỡng chế thi hành.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC, theo khoản 1 Điều 66 Pháp lệnh gồm:

a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c. Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

5. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại quyết định XPVPHC, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn; giải quyết tố cáo

Đây là giai đoạn kết, nhưng có ý nghĩa quan trọng vì nó bảo đảm quyền công dân cũng như việc XLVPHC đúng pháp luật.

1.3. Sơ lƣợc quá trình phát triển của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)