Hợp lý hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và tăng tính hiệu lực, hiệu quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 121 - 127)

D. Các Yêu cầu về Thủ tục để yêu cầu Cơ quan Hành chính kiểm tra lại một quyết định ban đầu nhƣ là một Quyền:

40 Đối với công tác xây dựng pháp luật, khi được giao nhiệm vụ soạn thảo một dự án luật điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế xã hội, các Ban soạn thảo sẽ chỉ tập trung luận giải nhu cầu xây dựng đạo

3.3.11. Hợp lý hóa thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và tăng tính hiệu lực, hiệu quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

lực, hiệu quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

- Cần có thủ tục riêng áp dụng đối với những (nhóm) lĩnh vực quản lý nhà nước.

quy định người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước; Luật Quản lý Thuế 2006 quy định thẩm quyền xử phạt cho Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan; Luật Chứng khoán 2006 quy định Chánh thanh tra chứng khoán và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước…

120

- Quy định miễn, giảm việc thi hành quyết định XPVPHC bằng hình thức phạt tiền đối với những người khó khăn về kinh tế.

- Quy định quyền và nghĩa vụ trong việc thu thập thông tin, làm rõ vụ việc để quyết định xử phạt được khách quan, chính xác.

- Quy định quyền của người VPHC được xem xét các hồ sơ vụ việc, quyền giải trình, xuất trình chứng cứ, đề đạt yêu cầu.

- Tổ chức lực lượng chuyên trách thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC.

121

KẾT LUẬN

Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hành chính nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta. Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Chính vì vậy, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XII (nhiệm kỳ 2007-2011) đã đưa dự án Luật xử lý vi phạm hành chính vào chương trình chuẩn bị. Với dự án luật này, nhà nước ta mong muốn tạo một đột phá trong lịch sử phát triển pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (trong đó có xử phạt vi phạm hành chính) của Việt Nam. Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định xử lý vi phạm hành chính gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác có bản chất, mục đích, đối tượng, các biện pháp áp dụng, thủ tục áp dụng… khác nhau. Và trên thế giới có một số nước xây dựng riêng một đạo luật về xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc nghiên cứu riêng về vấn đề pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiến lớn.

1. Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính còn rất nhiều vấn đề bất cập: Thứ nhất, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính rất đồ sộ, gồm rất nhiều văn bản nhưng còn thiếu nhiều quy định mang tính chất nền tảng, vừa thừa những quy phạm trùng lặp, lỗi thời, bất hợp lý; vừa thiếu những quy phạm quan trọng.

Thứ hai, bên cạnh pháp luật về hình sự, dân sự quy định về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là lĩnh vực pháp luật cơ bản và quan trọng khi quy định về trách nhiệm hành chính nhưng văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật này mới chỉ ở dạng pháp lệnh (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). Điều này không chỉ bất hợp lý mà còn bất hợp hiến.

Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 có tính “khung” quá cao. Nhiều vấn đề quan trọng được ủy quyền quy định toàn bộ hoặc một phần cho Chính phủ (hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, thủ tục xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, tình tiết giảm nhẹ, thủ tục trục xuất, biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính hoặc đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính …). Tình trạng này

122

khiến Pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống và tạo cơ hội nảy sinh sự tùy tiện của các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.

Thứ tư, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật vi hiến, trái văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên. Điều này vừa vi phạm nguyên tắc pháp chế vừa xâm phạm quyền con người, đồng thời cũng tạo nên sự không đồng bộ trong hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ năm, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo nhau khá phổ biến. Điều này khiến pháp luật khó áp dụng, thiếu khả thi, hơn nữa nó tạo cơ hội nảy sinh sự tùy tiện và tham nhũng.

2. Nguyên nhân cơ bản của những bất cập này là:

Thứ nhất, chúng ta chưa có triết lý rõ ràng, khoa học của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chịu ảnh hưởng lớn của luật hình sự và luật tố tụng hình sự mà thiếu cách tiếp cận khoa học riêng biệt và sự đổi mới cần thiết.

Thứ ba, do Quốc hội nước ta hoạt động còn hạn chế nên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ phải chia sẻ gánh nặng lập pháp với Quốc hội. Từ đó, có chủ trương, đối với những lĩnh vực xét theo tính chất phải được điều chỉnh bằng đạo luật của Quốc hội, có thể bước đầu sử dụng hình thức văn bản pháp lệnh và có thể cả hình thức nghị định để điều chỉnh. Nhưng phải xem đây là biện pháp quá độ, tạm thời. Tuy nhiên, giải pháp tình thế này bị lạm dụng, tạo thành thói quen và coi đó như cách làm hoàn toàn hợp lý.

Thứ tư, tính cục bộ của Bộ, ngành khi xây dựng các nghị định, thông tư về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ năm, công tác kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính kém hiệu quả.

3. Những bất cập trên đòi hòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, bảo vệ quyền con người. Cần thực hiện một “cú bứt phá” trên cơ sở những bài học, tri thức, kinh nghiệm thu được từ công tác tổng kết 20 năm xây dựng và thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành một đợt pháp điển hóa mạnh mẽ đối với hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Việc pháp điển hóa pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính không đơn giản chỉ là “chế biến” nội dung Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành thành sản phẩm là Luật Xử phạt vi phạm

123

hành chính mà thực chất khá phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Việc pháp điển hóa này đòi hỏi đặt trong bối cảnh cải cách đồng bộ với các lĩnh vực pháp luật khác (đặc biệt là luật hình sự), đòi hỏi xây dựng một triết lý lập pháp vững chắc và đúng đắn, đòi hỏi hướng tới những mục tiêu lâu dài cũng như những bước đi hợp lý trong từng giai đoạn.

4. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay

Trước tiên, phải xây dựng triết lý về vi phạm hành chính và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (cần phân định vi phạm hành chính và tội phạm rõ ràng và hợp lý hơn; quy định vi phạm hành chính ở mức độ vừa đủ; việc kiểm soát hiệu quả quyền lực của những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng quan trọng như định ra quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi con người; vi phạm hành chính có tính phổ biến nên cần quan tâm xử phạt nghiêm đối với vi phạm hành chính hơn là xử phạt mọi vi phạm hành chính; các hình thức xử phạt đối với vi phạm hành chính không nhằm mục đích trừng trị mà nhằm giáo dục người vi phạm và toàn xã hội).

Thứ hai, xác định lại mối quan hệ giữa pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật hình sự.

Thứ ba, xây dựng lại cấu trúc hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoàn cảnh hiện nay là hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính bao gồm nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật hợp thành; trong đó, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Luật về Xử phạt vi phạm hành chính quy định những vấn đề cơ bản nhất về xử phạt vi phạm hành chính một cách hợp lý; các vi phạm hành chính và các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể được quy định chủ yếu trong các luật, pháp lệnh chuyên ngành và một phần nhỏ ở các nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; có cơ chế thích hợp nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ tư, hoàn thiện những nội dung cơ bản của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính theo những định hướng:

1. Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định về định nghĩa các khái niệm cơ bản, bổ sung một số nguyên tắc về XPVPHC.

2. Xác định lại thẩm quyền quy định vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả; xác định mối quan hệ giữa Luật Xử phạt vi phạm hành chính và các luật, pháp lệnh chuyên ngành quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

124

3. Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thời hiệu, thủ tục xử phạt phù hợp với từng nhóm các vi phạm hành chính theo lĩnh vực quản lý nhà nước.

4. Luật xử phạt vi phạm hành chính không phân biệt hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, bổ sung hình thức xử phạt lao động công ích.

5. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Luật xử phạt vi phạm hành chính cần quy định nguyên tắc mỗi vi phạm hành chính chỉ có một chức danh có thẩm quyền xử phạt; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần gắn với thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; quy định các chức danh có thẩm quyền xử phạt nhưng có điều khoản cho phép các luật, pháp lệnh chuyên ngành được quy định những chức danh mới; phân biệt về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh ở tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương; huyện với quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; xã với phường, thị trấn.

6. Về các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính và về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cần sửa đổi nhằm đảm bảo yêu cầu tôn trọng quyền con người.

125

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)