Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 29)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

1.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

phục hậu quả

Theo lý luận về trách nhiệm hành chính thì có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính là các hình thức xử phạt VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị VPHC xâm hại).

1.2.3.1. Các hình thức xử phạt VPHC

25

Các pháp lệnh cũ và mới đều đặt ra hai hình thức xử phạt hành chính: hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung. Khái niệm các hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung cũng như cách thức áp dụng chúng được quy định tương tự như luật hình sự.

Hình thức phạt chính được áp dụng một cách độc lập, nghĩa là đối với mỗi VPHC có thể áp dụng một hình thức phạt chính mà không nhất thiết phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung kèm theo, nhưng chỉ có thể áp dụng một trong những hình thức phạt chính mà thôi.

Hình thức phạt bổ sung không được áp dụng một cách độc lập, mà bao giờ cũng được áp dụng kèm theo một hình thức phạt chính nào đó.

2. Các hình thức phạt chính a. Cảnh cáo

Theo Điều 13 Pháp lệnh thì: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”.

Cần phân biệt cảnh cáo trong XPVPHC và cảnh cáo theo luật hình sự, luật lao động:

Trong luật hình sự, hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ song chưa được miễn hình phạt và do tòa án quyết định. Sau một năm kể từ ngày tòa án tuyên phạt cảnh cáo nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới thì được xóa án tích (Điều 64 BLHS 1999).

Biện pháp cảnh cáo trong XPVPHC chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (người có chức vụ) thực hiện. Người bị XPVPHC với hình thức cảnh cáo nếu sau một năm kể từ ngày bị xử phạt mà không thực hiện VPHC mới thì được coi là chưa bị XPVPHC.

Cảnh cáo trong XPVPHC cũng khác so với hình thức kỷ luật cảnh cáo trong trách nhiệm kỷ luật. Cảnh cáo trong trách nhiệm kỷ luật được lưu trong hồ sơ cá nhân, do vậy nó đóng vai trò khác hơn so với cảnh cáo trong XPVPHC.

b. Phạt tiền

Phạt tiền là hình thức XPVPHC mà người vi phạm phải nộp phạt bằng tiền mặt. Điều 14 Pháp lệnh quy định các khung phạt tiền khác nhau áp dụng cho mỗi loại VPHC. Điều này quy định khung phạt tiền chung là từ 10.000đ đến 500.000đ và chia thành 5 khung nhỏ tương ứng với 5 loại VPHC: khung 1, 2, 3, 4, 5 tương

26

ứng với mức tối đa lần lượt là 30.000.000, 40.000.000, 70.000.000, 100.000.000, 500.000.000đ.

Phạt tiền trong XPVPHC khác với phạt tiền trong luật hình sự. Trong XPVPHC, phạt tiền là hình thức phạt chính, chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Còn trong luật hình sự, phạt tiền là hình phạt chính hoặc có thể là hình phạt bổ sung do tòa án quyết định, người bị phạt tiền phải mang án tích. Trình tự phạt tiền trong luật hình sự phức tạp hơn thủ tục phạt tiền trong luật hành chính.

Phạt tiền trong XPVPHC cũng khác phạt tiền trong luật dân sự. Người bị phạt tiền trong XPVPHC chịu trách nhiệm trước Nhà nước và mức phạt tiền không bị phụ thuộc vào thiệt hại có xảy ra hay không. Trong luật dân sự, người bị phạt tiền chịu trách nhiệm trước bên kia và mức phạt tiền phụ thuộc vào thiệt hại đã xảy ra và vào các yếu tố khác. Phạt tiền trong XPVPHC được đưa vào ngân sách nhà nước.

c. Trục xuất (trong trường hợp được áp dụng với tư cách là hình thức phạt chính)

Người nước ngoài thực hiện VPHC có thể bị xử phạt trục xuất. Theo Điều 15 Pháp lệnh thì: “Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo Điều 12 thì trục xuất được áp dụng là hình thức phạt chính hoặc phạt bổ sung tùy từng trường hợp cụ thể và quy chế, thủ tục về phạt trục xuất do Chính phủ quy định.

3. Các hình thức phạt bổ sung

a. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Theo Điều 16 Pháp lệnh thì: “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”. Không thể áp dụng biện pháp này nếu người vi phạm hành chính và sự việc vi phạm không liên quan đến việc lợi dụng giấy phép đó.

b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính là việc sung vào công quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC. Riêng đối với vật, tiền, phương tiện thuộc sở hữu nhà nước, hoặc thuộc sở hữu hợp pháp khác bị người vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì sẽ không tịch thu, mà chuyển về cho chủ nhân hoặc người quản lý hợp pháp của

27

chúng. Không thể áp dụng biệ pháp này nếu đồ vật, phương tiện không “được sử dụng để vi phạm hành chính”.

c. Trục xuất (trong trường hợp được áp dụng với tư cách là hình thức phạt bổ sung)

1.2.3.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khôi phục mà Điều 12 Pháp lệnh hiện hành gọi là “các biện pháp khắc phục hậu quả” bao gồm:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

- Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)