Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 91 - 94)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Những bất cập trên chính là khiếm khuyết của hệ thống pháp luật XPVPHC khiến cho “pháp luật không đi vào đời sống”31. Những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, bất cập của pháp luật về XPVPHClà:

29

Ví dụ: Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

30

Ví dụ: Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

31

Theo TS. Ngô Huy Cương: các khiếm khuyết chính của hệ thống pháp luật nước ta khiến cho pháp luật không đi vào đời sống là: 1. Hệ thống pháp luật thiếu tính logic và đồng bộ; 2. Hệ thống pháp luật chồng

90

Thứ nhất, chưa có triết lý (hay nền tảng lý luận) rõ ràng, khoa học của pháp luật về XPVPHC. Điều này thể hiện qua mấy vấn đề: trước hết, thiếu một quan niệm rõ ràng, khoa học về vi phạm hành chính; thứ hai, cũng từ lý do thứ nhất mà thiếu sự phân định rạch ròi giữa vi phạm hành chính và tội phạm; thứ ba, chưa có một luật quy định toàn diện các vấn đề cơ bản về XPVPHC; thứ tư, các VBQPPL về XPVHHC không đồng bộ, mâu thuẫn nhau. Do đó, cấu trúc của hệ thống pháp luật về XPVPHC cũng không hợp lý.

Thứ hai, pháp luật về XPVPHC chịu ảnh hưởng lớn của luật hình sự và luật tố tụng hình sự mà thiếu cách tiếp cận khoa học riêng biệt và sự đổi mới cần thiết32.

Thứ ba, do Quốc hội nước ta hoạt động còn hạn chế nên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ phải chia sẻ gánh nặng lập pháp với Quốc hội. Từ đó, có chủ trương, đối với những lĩnh vực xét theo tính chất phải được điều chỉnh bằng đạo luật của Quốc hội, có thể bước đầu sử dụng hình thức văn bản pháp lệnh và có thể cả hình thức nghị định để điều chỉnh. Nhưng phải xem đây là biện pháp quá độ, tạm thời. Tuy nhiên, giải pháp tình thế này bị lạm dụng, tạo thành thói quen và coi đó như cách làm hoàn toàn hợp lý.

Thứ tư, tính cục bộ của Bộ, ngành khi xây dựng các nghị định, thông tư về vấn đề XPVPHC33

.

chéo, mâu thuẫn; 3. Hệ thống pháp luật manh mún, tản mạn; 4. Hệ thống pháp luật chưa cân đối được quyền lợi. [47, tr. 55]

32

PGS.TS. Nguyễn Đình Lộc cho rằng: “Phải thừa nhận một thực tế vốn rất ít được nhiều người quan tâm, nhận ra là sự định hình chế định xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam ra đời tuy có phần muộn nhưng lại được kế thừa thành tựu của những ngành luật đi trước, trong đó có pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Đọc Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đầu tiên (1989), nhất là hai pháp lệnh về sau (1995 và 2002) ta như thấy bóng dáng của các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự được ban hành không lâu trước đó… Vi phạm hành chính chưa phải là tội phạm, xét về mặt nguy hiểm cho xã hội nói chung, thấp hơn tội phạm, nhưng trong việc đánh giá, xử lý có nhiều nét tương đồng với đánh giá, xử lý tội phạm. Trong tinh thần phải đặt việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể ở đây là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đầu tiên, năm 1989 trong môi trường pháp lý, tư pháp của những năm 60-70 và cả những năm 80 của thế kỷ XX để có thể hiểu được vì sao một loạt các khái niệm, nguyên tắc, chế định, phạm trù pháp lý hình sự - tư pháp lại tìm được chỗ, hay nói một cách hình tượng, lại “ùa vào” dự thảo các pháp lệnh xử phạt, xử lý vi phạm hành chính để trở thành những khái niệm, nguyên tắc, phạm trù, chế định pháp luật xử phạt, xử lý vi phạm hành chính mà trước đó 1-2 thập kỷ hầu như chưa ai nói tới, bàn đến thì ở thời điểm xây dựng dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã trở thành ngôn ngữ ngày thường và nói riêng, là từ các diễn đàn khoa học pháp lý vẫn thường vang lên khá quen thuộc. Một loạt khái niệm xuất hiện trước hết trong khoa học, lý luận pháp lý và trong hoạt động tố tụng hình sự, áp dụng pháp luật hình sự đã được vận dụng một cách thích hợp vào pháp luật và thực tiễn áp dụng xử lý vi phạm hành chính như tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tái phạm, nguyên tắc một cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có pháp luật quy định, mặt khách quan, chủ quan trong cấu thành phạm pháp” - Pháp điển hóa pháp luật về xử lý vi phạm hành chính – vấn đề đã chín muồi. Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp và UNDP tổ chức tại Quảng Ninh 5/2008.

91

Thứ năm, công tác kiểm tra, rà soát hệ thống VBQPPL về XPVPHC kém hiệu quả.

33

PGS.TS. Nguyễn Đình Lộc cho rằng: “Cứ hình dung phải hơn 70 nghị định và có thể sẽ còn nhiều hơn số nghị định đã, đang và phải ban hành để đưa các quy định của Pháp lệnh vào thực hành thì chắc chắn phải do hàng chục bộ, ngành – có thể đến hai hoặc ba chục tham gia chuẩn bị soạn thảo. Công việc lại không phải diễn ra cùng một lúc mà vào những thời gian, năm tháng rất khác nhau. Mối cơ quan khi được phân công chuẩn bị, trước hết phải lo đến phận mình, phải lo đến nội dung phải thể hiện, đến thời gian phải hoàn thành, dù sự phối hợp có đặt ra thì sự lơ là là một khả năng rất hiện thực, không thể không xảy ra, nhất là trong những trường hợp do những lý do, động cơ rất khác nhau, có ý có, vô tình có, sự phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan có cùng trách nhiệm xây dựng, soạn thảo văn bản vẫn rất lỏng lẻo và từ đó có thể hình dung đến tính hoàn thiện, tính khả thi của văn bản sẽ như thế nào.” - Pháp điển hóa pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

– vấn đề đã chín muồi. Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo Định hướng xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 91 - 94)