Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 76)

- 6 tội bao gồm các tội có dấu hiệu: vi phạm với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị XPHC, vi phạm với số lượng lớn (hoặc quy mô lớn) hoặc đã bị XPHC;

2.2.1. Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

Trước thực trạng VPHC diễn ra hết sức phổ biến và đa dạng, phức tạp như vậy, Nhà nước ta đã dần hoàn thiện thể chế pháp lý về XPVPHC, đồng thời kiện toàn bộ máy XPVPHC bao gồm cả con người, trang thiết bị phương tiện và những vấn đề liên quan nhằm đáp ứng hữu hiệu yêu cầu hiện nay.

Công tác thực hiện pháp luật về XPVPHC ở một số Bộ, ngành, địa phương như sau [44]:

Trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Theo Báo cáo của Phòng CSGT - CATP Hà Nội, một trong những lực lượng trực tiếp thực hiện Nghị quyết 12/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của thành phố làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, giám sát việc chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông và xử phạt các VPHC về giao thông đường bộ theo

75

Nghị định 15/2003 ngày 19/3/2003, hàng năm đã ra quyết định phạt hàng trăm nghìn trường hợp VPHC về giao thông đường bộ. Chỉ tính riêng năm 2003, Phòng CSGT đã kiểm tra xử lý 312.208 trường hợp vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, ra quyết định phạt tiền với tổng số tiền là 21.099.692.000đ; ra quyết định tạm giữ 44.574 lượt phương tiện (Riêng 10 tháng thực hiện Nghị định 15 đã xử lý 265.846 trường hợp, phạt tiền 17.491.344.000đ; trong đó ra quyết định phạt tại chỗ 207.361 trường hợp với tổng số tiền là 6.369.426.000đ).

Trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng: chỉ tính trong 5 năm (6/2000 – 2/2005), toàn ngành ngân hàng đã tiến hành xử phạt 347 trường hợp, thu nộp ngân sách số tiền 1.104.95 triệu đồng trong đó phạt cảnh cáo có 99 trường hợp, phạt tiền 248 trường hợp, tịch thu sung công quỹ 04 kg vàng.

Trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông: năm 2004, đã kiểm định 601 đơn vị sử dụng tần số, thiết bị phát sóng; 4654 máy thiết bị phát sóng vô tuyến điện và kiểm tra đột xuất 766 đơn vị, đã phát hiện vi phạm quy chế thông tin tần số vô tuyến điện và xử lý 48 vụ, ra quyết định XPVPHC 13 đơn vị với tổng số tiền xử phạt là 37.800.000đ; ra quyết định XPVPHC đối với hành vi vi phạm về thực hiện giá cước viễn thông của 05 khách sạn với mức phạt 10.000.000đ và thu hồi số tiền vi phạm do thu sai cước là 1,4 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thủy sản: năm 2004, đã xử lý 494 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 128.075.000đ.

Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin: cho đến 2005, ngành văn hóa thông tin vẫn chưa có nghị định xử phạt ban hành theo PLXLVPHC 2002 mà vẫn áp dụng Nghị định 88 ngày 14/12/1995, Nghị định số 31 ngày 26/6/2001. Năm 2004, thanh tra toàn ngành đã tiến hành thanh tra 31.637 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, phát hiện 7.281 vụ vi phạm: phạt cảnh cáo 241 cơ sở, đình chỉ hoạt động 170 cơ sở, chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự 31 vụ, tịch thu 810.391 băng đĩa các loại, 21.732 kg sách, 1034 đầu máy các loại, 163 máy đánh bạc, 233 cuốn lịch, phạt tiền 1.122.668.000đ.

Trong lĩnh vực hải quan: Năm 2003, phát hiện và xử lý trên 13.000 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng vi phạm trên 912 tỷ đồng, trong đó hầu hết là XPVPHC, khởi tố hình sự 49 vụ vi phạm. Năm 2004, phát hiện và xử lý trên 9000 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng vi phạm trên 320 tỷ đồng, trong đó hầu hết là XPVPHC, khởi tố hình sự 44 vụ vi phạm. Năm 2005, nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng bị phát hiện, trong đó có cả buôn bán và vận chuyển ma túy, phát hiện và xử lý 11.559 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng vi phạm

76

trên 497.6 tỷ đồng. Năm 2006, so với năm 2005, tổng số vụ vi phạm bị phát hiện, bắt giữ giảm nhưng trị giá hàng vi phạm lại tăng một cách đột biến [43, tr. 50].

Trong lĩnh vực giáo dục: tình trạng VPHC diễn ra khá phổ biến và đa dạng, các chủ thể vi phạm có thể là người học, cơ sở đào tạo và những cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, việc XPVPHC trong lĩnh vực này lại ít được áp dụng trong thực tiễn, thường “chuyển hóa” áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và đối với người học hoặc chỉ áp dụng các biện pháp khắc phcụ hậu quả [76, tr. 62].

Tỉnh Nam Định: từ 2002 đến 2004, toàn tỉnh đã xử lý 55.730 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; phạt tiền 7.3 tỉ đồng; tạm giữ 12.653 lượt phương tiện, tước giấy phép lái xe, đánh dấu vi phạm hàng ngàn trường hợp, xử lý 86 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy; xử lý 200 trường hợp trong lĩnh vực quản lý nhân khẩu, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ; xử lý 85 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị, 24 trường hợp có hành vi lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 17 trường hợp có hành vi xây dựng công trình trái phép; tổ chức cưỡng chế tháo dỡ 17 công trình vi phạm.

Cục Hải quan Cần Thơ: năm 2002 đã phát hiện và xử lý 48 vụ vi phạm với giá trị tang vật vi phạm là 617.314.458đ và 3.500 Fr, 300 USD; tổng số tiền phạt và truy thu nộp ngân sách nhà nước là 223.704.880đ trong khi đó chỉ duy nhất có 01 vụ khiếu nại. Năm 2003, phát hiện và xử lý 45 vụ vi phạm với giá trị tang vật vi phạm 203.040.289đ; tổng số tiền phạt và truy thu nộp ngân sách nhà n ước là 278.141.619đ, cũng chỉ có 01 vụ khiếu nại. Năm 2004, tính đến 15/12/2004 đã phát hiện và xử lý 40 vụ, trị giá tang vật vi phạm là 188.660.236đ với số tiền phạt và truy nộp ngân sách là 96.066.160đ mà không có vụ khiếu nại nào.

Công tác tổ chức thi hành pháp luật XPVPHC có ảnh hưởng to lớn đến tình trạng pháp chế bởi lẽ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XPVPHC thống nhất, đồng bộ và có tính khả thi cao chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo một tình trạng pháp chế thật sự có chất lượng cao mà vấn đề cốt yếu là tổ chức thi hành như thế nào để hệ thống pháp luật về XPVPHC phát huy hiệu quả.

Công tác tổ chức thực hiện XPVPHC trong thời gian qua kể từ khi Pháp lệnh có hiệu lực thi hành đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống VPHC, lập lại trật tự trong một số lĩnh vực được coi là “nóng”, “bức xúc” như trật tự an toàn giao thông, trật tự xây dựng đô thị, chống gian lận thương mại, trật tự vệ sinh và văn minh đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội… thì các lực lượng chuyên ngành XPVPHC trong những lĩnh vực đó

77

đã tăng cường việc xử lý trên tinh thần nghiêm minh, thể hiện tính cưỡng chế cao nhằm giáo dục cá nhân, tổ chức vi phạm và răn đe chung. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành Pháp lệnh còn nhiều bất cập, tập trung vào một số điểm sau đây:

Thứ nhất, do tính chất bức xúc của tình hình thực tế quản lý nhà nước và một phần do các văn bản của Chính phủ ban hành chậm dẫn đến nhiều địa phương hoặc Bộ, ngành đã “chủ động” ban hành VBQPPL về XLVPHC mà nội dung các văn bản đó là trái thẩm quyền (đáng lẽ phải do Chính phủ ban hành) hoặc trái với các quy định của PLXLVPHC hiện hành, trái với văn bản của Chính phủ, vi phạm quyền cơ bản của công dân8.

Thứ hai, do công tác triển khai tập huấn chuyên sâu về PLXLVPHC cho các lực lượng có thẩm quyền XLVPHC nhiều nơi tiến hành chậm dẫn đến tình trạng vẫn áp dụng quy định theo Pháp lệnh 1995 (ví dụ như về áp dụng thủ tục đơn giản, về các mẫu áp dụng trong XPVPHC…)9.

Thứ ba, mặc dù Pháp lệnh chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/10/2002 nhưng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành được xây dựng quá chậm dẫn đến tình trạng nhiều địa phương, Bộ ngành, các lực lượng có thẩm quyền XPVPHC gặp nhiều vướng mắc, lúng túng khi triển khai thực hiện. Điều này tạo ra

8

Ví dụ 1: Bộ Công an ban hành Thông tư số 02/2003/TT-BCA(C11) ngày 13/01/2003 bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2002/TT-BCA(C11) ngày 04/01/2002 của Bộ Công an về hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định mỗi cá nhân chỉ được đăng ký 01 môtô hoặc xe máy. Quy định này chưa phù hợp với Luật Giao thông đường bộ, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật này và Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ. Quy định này cũng trái với Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu của công dân.

Ví dụ 2: UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 04 Quyết định ngày 27/6/2003: Quyết định số 104/2003/QĐ-UB về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TPHCM; Quyết định số 105/2003/QĐ-UB về quy định mức phạt đối với một số hành vi VPHC trong lĩnh vực vệ sinh và môi trường trên địa bàn TPHCM; Quyết định 106/2003/QĐ-UB về áp dụng một số biện pháp XPVPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB tại TPHCM; Quyết định số 107/2003/QĐ-UB về quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn trong việc XPVPHC về quản lý trật tự xây dựng tại TPHCM. Các quyết định này đều được ban hành trái thẩm quyền vì đó là những vấn đề thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.

Ví dụ 3: Giám đốc Công an TP Hà Nội ban hành Mệnh lệnh số 01/CT-CATPHN về việc tăng cường XPVPHC trong lĩnh vực ATGT có quy định việc tạm giữ phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông có nhiều nội dung trái với PLXLVPHC và Nghị định 15/2003 ngày 19/3/2003 quy định XPVPHC về giao thông đường bộ.

9

Chẳng hạn như mức phạt tiền áp dụng theo thủ tục đơn giản là 100.000đ , không phải là 20.000đ theo quy định của Pháp lệnh 1995 nhưng ở nhiều địa phương, lực lượng có thẩm quyền vẫn tiến hành xử phạt theo thủ tục có lập biên bản đối với hành vi vi phạm có mức phạt dưới 100.000đ hoặc trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vẫn sử dụng các mẫu cũ khi tiến hành xử phạt VPHC theo Pháp lệnh mới dẫn đến việc áp dụng sai văn cứ pháp lý để XPVPHC.

78

sự không thống nhất, hoặc vẫn thực hiện theo quy định cũ, hoặc “án binh bất động”, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của Pháp lệnh10.

Thứ tư, cơ quan chức năng, người có thẩm quyền XPVPHC còn có những lúng túng, sơ xuất, vi phạm khi thực hiện XPVPHC11

do những bất cập về tổ chức, chuyên môn, quy định pháp luật...

Đặc biệt là quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC thì tồn tại một hạn chế lớn là thiếu sự phối hợp trong cưỡng chế. Khi cơ quan xử phạt ra quyết định cưỡng chế và yêu cầu phối hợp thì các cơ quan chức năng khác không phối hợp hoặc kéo dài thời gian, dẫn đến hết thời hiệu xử phạt mà không ai chịu trách nhiệm.

Thứ năm, còn tồn tại hiện tượng cơ quan, người có thẩm quyền “làm ngơ” không XPVPHC hoặc người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt song không chấp hành hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thứ sáu, việc XPVPHC của một số cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp không đảm bảo nguyên tắc XPVPHC (không đúng thẩm quyền, không kịp thời, không xử lý triệt để, còn tình trạng nể nang dẫn đến kéo dài thời gian) gây tình hình phức tạp và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào cơ quan công quyền.

Thứ bảy, một tồn tại cần đặc biệt chú ý là tình trạng các địa phương quá phụ thuộc vào văn bản hướng dẫn của trung ương, dẫn đến tình trạng không triển khai thực hiện văn bản, cá biệt có trường hợp không triển khai XPVPHC với lý do không có thông tư hướng dẫn, trong khi nghị định quy định rất chi tiết và rõ ràng.

10

Ví dụ: nhiều địa phương lúng túng và đề nghị hướng dẫn thực hiện Khoản 1 Điều 61 về thủ tục chuyển giao tang vật, phương tiện bị tịch thu cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh; hoặc hướng dẫn về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC theo quy định tại Điều 66, 67 Pháp lệnh XLVPHC 2002.

11

Khoản 3 Điều 41Nghị định số 15/2003 ngày 19/02/2003 quy định về XPVPHC về GTĐB quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chưa phù hợp với thực tế nên đã phải sửa đổi bởi Nghị định 92/2003 ngày 13/8/2003.

Chẳng hạn như trường hợp Cảnh sát giao thông TPHCM tiến hành phạt tại chỗ nhưng khó khăn, lúng túng do thiếu kinh nghiệm và phiền toái trong việc trả lại tiền thừa do không có sẵn các loại tiền để có thể chủ động hoặc lúng túng không biết phát hiện tiền giả (Báo lao động 14/4/2003).

Hiện tượng Cảnh sát giao thông tại TP Hà Nội trước đây khi người điều khiển môtô, xe máy tham gia giao thông vi phạm nhiều trường hợp đã chạy tới rút chìa khóa xe ngay khi người vi phạm dừng xe hoặc trong khi đi tuần tra, kiểm tra phát hiện môtô, xe máy để tại những địa điểm trái quy định đã chuyển lên xe ôtô của cảnh sát chở đi mà không cần biết chủ nhân xe đó là ai. Giám đốc Công an TPHN đã phải có văn bản chỉ đạo rút kinh nghiệm và yêu cầu lực lượng CSGT phải tuân thủ trình tự, thủ tục xử phạt theo quy định.

79

Thứ tám, một số quy định chưa được thực hiện thống nhất ở các địa phương. Ví dụ như: theo quy định các vụ việc liên quan đến quản lý lâm sản phải giao hồ sơ cho Chi cục kiểm lâm xử lý xong ở một số tỉnh các cơ quan như thuế, quản lý thị trường… đều tự xử lý, tạo ra sự không thống nhất trong công tác XPVPHC trong lĩnh vực này.

Thứ chín, có trường hợp lại đùn đẩy trách nhiệm, ví dụ như việc tiêu hủy gia súc bị bệnh được coi là lẫn lộn về chức năng giữa các ngành y tế, thương mại, công an và thú y, do đó không bên nào thực hiện. Nhiều địa phương quá phụ thuộc vào kiểm tra, xử phạt liên ngành, do đó, khi không có kinh phí hoặc tổ chức đoàn liên ngành khó khăn, công tác xử phạt hầu như không được thực hiện hoặc bị gián đoạn trong một thời gian dài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Lý luận và thực tiễn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)