D. Các Yêu cầu về Thủ tục để yêu cầu Cơ quan Hành chính kiểm tra lại một quyết định ban đầu nhƣ là một Quyền:
34 Trước hết, lý thuyết lập pháp cho rằng làm luật thì phải nhắm vào các vấn đề xã hội đang phát sinh Vấn đề nào quan trọng thì cần được xử lý trước, vấn đề nào ít quan trọng hơn thì được xử lý
3.3.2. Xác định lại thẩm quyền quy định vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
108
Các vi phạm hành chính cũng như các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể không quy định trong Luật XPVPHC mà ở chủ yếu ở các luật, pháp lệnh chuyên ngành và một phần nhỏ ở các nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Đây là vấn đề quan trọng và gây khá nhiều tranh cãi. Có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm 1: Những người đề nghị theo cách làm “truyền thống”, tức là các VPHC và các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể không thể được quy định ở Luật XPVPHC vì số lượng hành vi quá nhiều, thường xuyên thay đổi, do đó vẫn cần các nghị định quy định về XPVPHC trong từng lĩnh vực.
Quan điểm 2: Những người ủng hộ quan điểm 1 và đề nghị cần cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quy định VPHC và các biện pháp trách nhiệm hành chính phù hợp với địa phương (giống như Pháp lệnh XPVPHC 1989).
Quan điểm 3: Những người đề nghị tiếp thu mô hình của Nga, tức là ban hành Bộ luật Xử phạt hành chính trong đó quy định mọi vấn đề về XPVPHC bao gồm cả các vi phạm hành chính và các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể.
Tôi thấy rằng cả 3 quan điểm trên đều có những điểm hợp lý và chưa hợp lý, và có thể kết hợp thành một phương án khả dĩ nhất. Tôi xin luận giải về đề xuất của mình như sau:
Thứ nhất,các vi phạm hành chính cũng như các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể không được quy định trong Luật XPVPHC mà ở chủ yếu ở các luật, pháp lệnh chuyên ngành.
Theo tư duy pháp lý cũng như lý thuyết lập pháp phổ biến trên thế giới, các đạo luật cần giải quyết triệt để những vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Tức là đạo luật cần chứa đựng các quy phạm có đẩy đủ ba yếu tố cấu thành là giả định, quy định và chế tài. Ở nhiều nước, đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực chuyên biệt của đời sống kinh tế, xã hội có quy định khá chi tiết các biện pháp chế tài dân
109
sự, hành chính, thậm chí cả hình sự37. Nước ta cũng đã có một số đạo luật chuyên ngành quy định các chế tài hành chính tuy chỉ là ngoại lệ38
.
Từ trước đến nay ở nước ta, các luật, pháp lệnh chuyên ngành thường không quy định chế tài áp dụng đối với các vi phạm39
. Đây là một thông lệ trong quá trình xây dựng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua. Thông lệ ấy chi phối không chỉ công tác xây dựng, áp dụng pháp luật mà cả công tác nghiên cứu, tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật40. Có thể nói, việc các biện pháp chế tài chỉ
37 Ví dụ: Điều L122-7 Bộ luật Bảo vệ người tiêu dùng của Pháp quy định: “thương nhân không hoàn trả lại
tiền đã giữ của người tiêu dùng khi người tiêu dùng hoàn trả lại hàng hóa không đạt yêu cầu thì bị phạt tiền đến 30.000 quan và bị phạt tù đến 1 năm”. Điều L335-28 Bộ luật Sở hữu trí tuệ của Pháp quy định: “người nào sao chụp và phát hành ra công chúng các chương trình biểu diễn nghệ thuật mà không được phép thì bị phạt tù đến 2 năm và bị phạt tiền đến 150.000 euro”.Trong lĩnh vực kiểm soát độc quyền, Mỹ có Luật
Sherman quy định: “người nào cấu kết với nhau để bóp nghẹt, cản trở hoạt động thương mại thì bị phạt tiền
đến 10.000.000 USD nếu người vi phạm là công ty, bị phạt tiền đến 350.000 USD nếu người vi phạm là cá nhân, hoặc bị phạt tù đến 3 năm hoặc bị áp dụng cả hai loại hình phạt”. [48, tr. 30].
38
Ví dụ: Luật Cạnh tranh năm 2004 (Điều 117) quy định: Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh
tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như: a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Thêm vào đó, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; b) Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; c) Cải chính công khai; d) Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; đ) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
Đặc biệt, Điều 118 Luật Cạnh tranh còn quy định rõ mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, theo đó, đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt tiền mà Luật Cạnh tranh quy định kể trên vượt quá mức phạt tiền tối đa (500.000.000 đồng) mà Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã quy định trước đó, bởi lẽ các doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh thường là các doanh nghiệp lớn, có doanh thu hàng trăm tỷ thậm chí hàng chục ngàn tỷ đồng.
39 Ví dụ: Khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định : “Người có hành vi vi phạm các quy định của
Luật này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.