Biết tiến hành các giai đoạn trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 103 - 107)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

6. biết tiến hành các giai đoạn trong

quá trình thực hành/thực tập tôi chủ động nhờ các thầy/cô, các cán bộ tại các cở thực hành/thực tập chỉ bảo, giúp đỡ thêm. 50 38.2 62 47.3 19 14.5 2.24 1 Tổng 2.00

Bảng số liệu 3.13 chỉ ra rằng, có tới 93.3% SV gặp phải khó khăn về cơ sở thực hành thực tập. Để vượt qua khó khăn này chỉ có 26/127 SV (chiếm 19.7%) rất thường xuyên tích cực, chủ động liên hệ với các cơ sở thực hành khác mà Khoa đã liên hệ để có cơ sở thực hành - với ĐTB là 1.81 xếp vị trí thứ 5/tổng số 6 hành vi vượt qua khó khăn của SV.

Ít có thời gian thực hành cũng là khó khăn hàng đầu mà SV gặp phải. Để vượt qua khó khăn này, có 38 SV (chiếm 28.8%) rất thường xuyên “tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối)”- ĐTB là 2.24, xếp vị trí thứ 2/tổng số 6 hành vi vượt qua khó khăn của SV.

Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy chỉ có 25 SV (chiếm 18.9%) rất thường xuyên “Để có phương tiện/công cụ thực hành/thực tập tôi nhờ người quen mượn, thuê… từ các nguồn khác nhau” trong khi đó có tới 91.7% SV cho biết là họ có gặp khó khăn về phương tiện/cơng cụ thực hành/thực tập.

Số liệu ở bảng 3.14 cũng cho thấy, các hành vi vượt qua khó khăn gặp phải trong khi tham gia các hành động học tập của SV Khoa Tâm lý học dừng ở mức độ “thỉnh thoảng” là chủ yếu: hành vi “nhờ người quen mượn, thuê…từ nhiều nguồn khác nhau” có tỷ lệ 55.3% SV thỉnh thoảng lựa chọn; hành vi “tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở” có tỷ lệ 50.8% SV thỉnh thoảng lựa chọn. .

Các số liệu thu được chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể trong việc vượt các khó khăn gặp phải khi thực hành thực tế giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư: để vượt qua khó khăn lớn nhất của SV là “khơng có nhiều cơ hội lựa chọn các cơ sở thực hành” có 15 SV năm thứ 4 (chiếm 23.4%) rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Ngoài các cơ sở thực hành do Khoa liên hệ, tôi chủ động xin liên hệ thực tập tại các cơ sở phù hợp với lĩnh vực mà

tôi cần thực hành/thực tập”, tỷ lệ này ở SV năm thứ nhất chỉ là 3 SV (chiếm 5.4%); khó khăn về thời gian dành cho thực hành cũng là khó khăn lớn mà SV phải đối mặt: có 17 SV năm thứ 4 (chiếm 26.6%) rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Tôi tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối)” để vượt

qua khó khăn này, trong khi đó tỷ lệ này ở SV năm thứ nhất chỉ là 6 SV (chiếm 10.7%). Như vậy, trong việc nố lực vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập, SV năm thứ 4 thể hiện một sự nỗ lực ý chí cao hơn so với SV năm thứ nhất. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy, nếu SV năm thứ 4 đề cao vai trò của các kỹ năng thực hành/thực tập thì SV năm thứ 1 lại đề cao vai trị của các buổi học trên lớp. Có thể chính điều này đã thúc đẩy SV vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập khác nhau.

Kết quả khảo sát còn cho thấy, SV chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng thể hiện một sự nỗ lực ý chí vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập cao hơn so với SV chuyên ngành Tâm lý học xã hội: để vượt qua khó khăn “khơng có nhiều cơ hội lựa chọn các cơ sở thực hành” có 23.8% SV chuyên ngành TLHLS rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Ngoài các cơ sở thực hành do Khoa liên hệ, tôi chủ động xin liên hệ thực tập tại các cơ sở phù hợp với lĩnh vực mà tôi cần thực hành/thực tập”, tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là 6.3%; để vượt qua khó khăn về thời gian dành cho thực hành: có 26.2% SV chuyên ngành TLHLS rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Tôi tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối)” để vượt qua khó khăn này, trong khi đó tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là 12.5%. Tỷ lệ SV chuyên ngành TLHLS tích cực tham gia thực hành/thực tập thực tế cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH

cũng là điều dễ hiểu vì trong chương trình đào tạo chuyên ngành TLHLS SV được đào tạo nhiều kỹ năng thực hành hơn so với SV chuyên ngành TLHXH, có nhiều mơn SV học lý thuyết kết hợp với việc thực hành/thực tập tại cơ sở (các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần…). Do đó, SV chuyên ngành TLHLS có thể chủ động tích cực hơn trong việc triển khai thực hành/thực tập.

Tiểu kết: Có khoảng hơn 20% SV đã thường xuyên sử dụng các biện

pháp khác nhau để vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải trong q trình thực hành/thực tập của mình. Có tới khoảng gần 30% SV hầu như khơng có sự nỗ lực nào để vượt qua các khó khăn mà họ gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế. Với ĐTB chung cho các hành vi vượt qua khó khăn gặp phải khi thực hành/thực tập thực tế là 2.00 ( ĐTB = 2.00), có thể kết luận rằng, ý chí thể hiện trong việc vượt qua các khó khăn gặp phải khi tham gia thực hành thực tập thực tế của SV Khoa Tâm lý học ở mức trung bình. SV năm thứ tư thể hiện sự nỗ lực ý chí trong hành động thực hành/thực tập cao hơn so với SV năm thứ nhất, SV chuyên ngành TLHLS thể hiện sự nỗ lực ý chí cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 cho thấy có tới 73.1% SV Khoa Tâm lý học rất thường xuyên xác định mục đích tham gia thực hành/thực tập thực tế là “Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi”.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng trên 20% SV thường xuyên có sự nỗ lực ý chí vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế. Kết quả tính tốn ĐTB trong việc vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động thực hành/thực tập là 2.00. Điều đó, một lần nữa khẳng định rằng, giữa nhận thức và hành động của SV cịn có khoảng cách rất lớn.

3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học sinh viên Khoa Tâm lý học

Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố đó thành hai nhóm lớn đó là các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Bảng số liệu ở bảng 3.15 cho thấy rõ điều đó:

Bảng 3. 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học

CÁC MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG Rất Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng TT CÁC YẾU TỐ SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự

1. Ý thức trách nhiệm của bản thân đối

với gia đình và xã hội. 182 87.5 25 12 1 0.5 2.87 1 2. Động cơ học tập của bản thân. 171 82.2 37 17.8 0 0 2.82 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)