Định nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 39 - 41)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con ngườiđạtđượcđộng cơ, mụcđích mà h ọ

1.5.1.Định nghĩa

Trước hết cần phân biệt “học” và “hoạt động học”. Trong cuộc sống, ngay từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, lúc nào con người cũng học được một cái gì đó. Đây là học theo phương pháp của cuộc sống hàng ngày. Cách học này chỉ đưa lại cho chúng ta các tri thức tiền khoa học,

các tri thức kinh nghiệm. Nếu chỉ có những tri thức như vậy thì không thể giải quyết được một loạt vấn đề của cuộc sống đặt ra. Chỉ có học theo phương pháp nhà trường mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành một hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó mà hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học; những năng lực mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự cho rằng: “sự học, việc học, học tập về sắc thái có chút ít khác nhau nhưng về thực chất là một”, từ đó đi đến định nghĩa: “sự học là sự biến đổi hoạt động vững chắc hợp lý nhờ một hoạt động xảy ra trước đó, chứ không phải là do các phản ứng sinh học bẩm sinh của cơ thể” [35; 136].

Tác giả L.B. Encônhin cho rằng “việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt động học tập” [31; 88].

N.V.Cudơmin quan niệm “học tập là loại hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong quá trình đó, việc nắm vững nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai” [31; 89].

Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ cho rằng bản chất của hoạt động học tập được thể hiện qua một số ý sau:

- Tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với tri thức ấy là đối tượng của hoạt động học.

- Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi và phát triển chính chủ thể của hoạt động này.

- Hoạt động học là hoạt động tiếp thu (lĩnh hội) những nội dung và hình thức lý luận của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo xã hội.

- Hoạt động học không phải là hoạt động chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kỉ xảo xã hội, mà còn hướng vào việc tiếp thu chính tri thức của bản thân hoạt động học (những hành động học tập thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao) [14; 62- 66].

Nhìn chung, mặc dù còn có những quan điểm khác nhau về hoạt động học tập nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng khi nói đến hoạt động học tập đó là hoạt động nhận thức căng thẳng, là sự tiếp thu tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử để tạo ra sự phát triển tâm lý ở người học.

Từ quan điểm của các nhà Tâm lý học trên, chúng tôi cho rằng hoạt động học tập của sinh viên có thể được định nghĩa như sau: hoạt động học

tập của sinh viên là hoạt động chuyên hướng vào chiếm lĩnh tri thức khoa học, kĩ năng kĩ xảo và thái độ tương ứng cũng như những tri thức của chính bản thân hoạt động học (phương pháp học) để tạo ra sự phát triển tâm lý của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp cụ thể trong tương lai.

Hoạt động học của sinh viên không tách rời với hoạt động dạy của giảng viên. Trong hoạt động học tập, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của thầy, trò tự tổ chức quá trình tái tạo tri thức biến nó thành cái của mình để tạo ra sự phát triển tâm lý của chính người học. Học tập của sinh viên gắn liền với NCKH và hoạtđộng nghề nghiệp trong tương lai mà sinh viên đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 39 - 41)