Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp ankét)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 52 - 57)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

2.2.1.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp ankét)

2.2.1.1. Mục đích đo: thực trạng ý chí trong hoạt động học tập và một

số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong học động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

2.2.1.2. Chuẩn đo: Để đo ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học, chúng tôi tiến hành khảo sát ở các mặt:

+ Động cơ học tập của SV;

+ Nhận thức về vai trị của ý chí trong hoạt động học tập; + Ý chí thể hiện trong hành động học tập nghe giảng; + Ý chí thể hiện trong hành động học tập xêmina + Ý chí thể hiện trong hành động học tập đọc TLCN + Ý chí thể hiện trong hành động học tập NCKH

+ Ý chí thể hiện trong hành động học tập thực hành/thực tập thực tế. + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên.

2.2.1.3. Tiêu chí đo:

- Động cơ học tập của SV: Chúng tôi tập trung nhằm phát hiện các loại động cơ học tập ở SV (động cơ tri thức, động cơ xã hội…) và sự thúc đẩy của các loại động cơ đó trong mối quan hệ với sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV. Để đo động cơ chúng tôi đã thiết kế câu hỏi số 01: gồm 8 item với 4 mức độ thúc đẩy (rất mạnh; mạnh; yếu; không thúc đẩy). Các item dùng để đo động cơ tri thức: item 1; 7; các item dùng để đo động cơ xã hội, nghề nghiệp... là: item 2; 3; 4; 5; 6; 8.

- Nhận thức về vai trò của ý chí trong hoạt động học tập: chúng tôi khảo sát sự nhận thức của SV về vai trò của ý chí đối với hoạt động học tập của họ (quan trọng hay không quan trọng). Để đo nhận thức của SV về ý chí chúng tơi đã thiết kế câu hỏi số 02: gồm 6 item với 03 mức độ (rất đúng; đúng một phần; không đúng).

- Ý chí thể hiện trong hành động nghe giảng: Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động nghe giảng chúng tôi thiết kết 3 câu hỏi số 3; 4; 5 (xin xem thêm phụ lục 01).

+ Câu hỏi số 3 gồm có 7 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia hành động nghe giảng. Chúng tôi qui ước các item 1, item 5 và item 6 là các item tích cực; các item 2, 3, 4 và item 7 là các item tiêu cực.

+ Câu hỏi số 4 gồm có 03 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp phải trong hành động nghe giảnglàm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 05).

+ Câu hỏi số 5 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động nghe giảng. Chúng tôi qui ước các item 1, 2, 3 và item 4 là các item tích cực; các item 5 và item 6 là các item tiêu cực.

- Ý chí thể hiện trong hành động xêmina:

Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động xêmina chúng tôi thiết kết 3 câu hỏi số 6; 7; 8 (xin xem thêm phụ lục 01).

+ Câu hỏi số 6 gồm có 10 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia hành động xêmina. Chúng tôi qui ước các item 1, 6, 7 và item 8 là các item tích cực; các item 2, 3, 4, 5, 9 và item 10 là các item tiêu cực.

+ Câu hỏi số 7 gồm có 04 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp phải trong hành động xêmina làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 08).

+ Câu hỏi số 8 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động xêmina. Chúng tôi qui ước các item 1, 2, 3 và item 4 là các item tích cực; các item 5 và item 6 là các item tiêu cực.

- Ý chí thể hiện trong hành động đọc TLCN:

Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động đọc TLCN chúng tôi thiết kết 3 câu hỏi số 9; 10; 11 (xin xem thêm phụ lục 01).

+ Câu hỏi số 9 gồm có 6 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia

đọc TLCN. Chúng tôi qui ước các item 1, 6 là các item tích cực; các item 2, 3, 4 là các item tiêu cực.

+ Câu hỏi số 10 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp phải trong hành động đọc TLCN làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 11).

+ Câu hỏi số 11 gồm có 07 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động đọc TLCN. Tất cả các item đều là các item tích cực.

- Ý chí thể hiện trong hành động NCKH:

Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động NCKH chúng tôi thiết kết 4 câu hỏi số 12; 13; 14 và câu hỏi số 15 (xin xem thêm phụ lục 01).

+ Câu hỏi số 12 nhằm điều tra xem số lượng SV tham gia NCK của Khoa Tâm lý học là bao nhiêu? Trong số SV tham gia NCKH thì có bao nhiêu SV hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học.

+ Câu hỏi số 13 gồm có 6 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia NCKH của SV. Chúng tôi qui ước các item 1, 2 và 6 là các item tích cực; các item 2, 3, 4 là các item tiêu cực.

+ Câu hỏi số 14 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và khơng bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp phải trong hành động NCKH làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 15).

+ Câu hỏi số 15 gồm có 07 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động NCKH. Tất cả các item đều là các item tích cực.

- Ý chí thể hiện trong hành động học tập thực hành/thực tập thực tế: Để phát hiện ý chí được thể hiện trong hành động NCKH chúng tôi thiết kết 4 câu hỏi số 16; 17; 18 và câu hỏi số 19 (xin xem thêm phụ lục 01). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Câu hỏi số 16 nhằm điều tra xem số lượng SV Khoa Tâm lý học tham gia thực hành/thực tập thực tế.

+ Câu hỏi số 17 gồm có 4 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về tính mục đích trong việc tham gia thực hành/thực tập của SV. Chúng tôi qui ước các item 1 là item tích cực; các item 2, 3, 4 là các item tiêu cực.

+ Câu hỏi số 18 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và khơng bao giờ) nhằm phát hiện những khó khăn của SV gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế làm tiền để cho việc nghiên cứu về sự vượt qua các khó khăn (được thiết kế ở câu hỏi số 15).

+ Câu hỏi số 19 gồm có 06 item với 3 mức độ trả lời (thường xuyên; thỉnh thoảng và không bao giờ) để đo về sự vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế. Tất cả các item đều là các item tích cực.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên:

Để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của SV, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi số 20 (xin xem thêm phụ lục 01). Câu hỏi số 20 gồm 7 item với 3 mức độ trả lời, trong đó các item 1, 2, 3 là các item nhằm phát hiện về vai trò của các yếu tố chủ quan; các item 4, 5, 6 là các item nhằm phát hiện về vai trò của các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của SV.

2.2.1.4. Trình tự tiến hành:

- Giai đoạn xây dựng bảng hỏi: để xây dựng bảng hỏi cho phép đo được chính xác thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học chúng tôi đã xin ý kiến của các chuyên gia; đọc tài liệu liên quan đến vấn đề ý chí nói riêng, hoạt động học tập của SV nói chung. Đồng thời chúng tơi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhỏ về những vấn đề khảo sát. Trên cơ sở các ý kiến, các thông tin thu được từ các nguồn khác nhau chúng tôi xây dựng bảng hỏi đo thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học.

- Giai đoạn khảo sát thử:

+ Mục đích: nhằm chỉnh sửa những item không đạt yêu cầu, sai sót trong khi đặt câu hỏi, dùng từ…trong bảng hỏi cho phù hợp với khách thể nghiên cứu là SV Khoa Tâm lý học; Xác định những vấn đề nổi bật của bảng hỏi.

+ Số khách thể: 20 SV Khoa Tâm lý học (lớp K51: 5 SV; lớp K50: 5 SV; lớp K49: 5 SV; lớp K48: 5 SV).

Sau khi số liệu được tập hợp, kết quả được xử lý cho tác giả bức tranh chung về ý chí trong hoạt động học tập của SV.

Sau khi chỉnh sửa, bảng hỏi được dùng để điều tra chính thức trên khách thể là SV Khoa Tâm lý học.

- Điều tra chính thức:

+ Tiến hành điều tra viết tại các giảng đường mà sinh viên Khoa Tâm lý học học trong thời gian khoảng 30- 45 phút.

+ Sau khi phổ biến cho sinh viên biết mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu, tiến hành phát phiếu điều tra và hướng dẫn sinh viên trả lời câu hỏi trong phiếu.

+ Sau khi sinh viên trả lời xong, tiến hành thu phiếu điều tra, lọc loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu (những phiếu có 1/3 số câu hỏi không được trả lời hoặc các phiếu không trả lời câu hỏi nào). Tổng số phiếu thu về là 263, sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ cuối cùng chúng tôi thu được 245 phiếu.

2.2.1.5. Cách tính tốn điểm số trong bảng hỏi:

Đối với câu số 01 nhằm phát hiện về động cơ học tập của SV có 4 mức độ trả lời, tương ứng với mức điểm từ cao nhất (4 điểm) đến thấp nhất (1 điểm).

Đối với các câu hỏi còn lại nhằm phát hiện nhận thức của SV về vai trò của ý chí và sự biểu hiện của ý chí trong từng hành động học tập cụ thể có 3 phương án trả lời từ cao nhất (3 điểm) đến thấp nhất (1 điểm). Thí dụ: câu hỏi số 05: Bạn đã vượt qua các khó khăn gặp phải trong quá trình nghe

giảng trên lớp như thế nào? [Câu hỏi số 05; phụ lục 01; trang 119]. Có 03 phương án trả lời. Trong mỗi hành động học tập SV lại có những ý kiến khác nhau. Có SV đặt ra mục đích đúng đắn, chủ động, tích cực, kiên trì vượt qua các khó khăn gặp phải (ví dụ trong câu 05 là Item 03). Chúng tơi tạm qui ước đó là các biên số tích cực và cho điểm như sau:

Thường xuyên : 3.0 điểm Thỉnh thoảng: 2.0 điểm Khơng bao giờ: 1.0 điểm

Cịn SV đặt ra mục đích khơng đúng đắn, khơng chủ động, tích cực, kiên trì vượt qua các khó khăn gặp phải (ví dụ trong câu 05 là Item 06). Chúng tôi tạm qui ước đó là các biến số tiêu cực và cho điểm ngược lại, cụ thể như sau:

Thường xuyên : 1.0 điểm Thỉnh thoảng: 2.0 điểm Không bao giờ: 3.0 điểm

Điểm ở mức độ trung bình của mỗi câu là điểm trung vị Me=2.0; điểm cao nhất là 3.0; điểm thấp nhất là 1.0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 52 - 57)