- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ
1.5.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập của sinh viên đại học có một số đặc điểm tiêu biểu, đặc thù sau:
- Có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả của hoạt động. Hoạt động lao động làm biến đổi đối tượng vật chất thành sản phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống của con người. Hoạt động học tập không làm biến đổi đối tượng mà làm biến đổi chính chủ thể của hoạt động. Sinh viên học tập để
tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ năng kĩ xảo tương ứng và các cách thức hoạt động để hình thành nên các phẩm chất tâm lý cần có của một người chuyên gia trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể trong tương lai.
Trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học kết quả của hoạt động là sự biến đổi về mặt tâm lý của chính bản thân sinh viên. Thông qua hoạt động học tập sinh viên tiếp thu các tri thức, kỹ năng của ngành Tâm lý học, có thái độ tích cực với ngành mình học, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc hành nghề với tư cách như những nhà tâm lý học.
- Hoạt động học tập là hoạt động diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, có tổ chức vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức cũng như thời gian đào tạo do nhà nước qui định. Hoạt động học tập của sinh viên bị chi phối bởi kế hoạch đào tạo của cơ sở đào tạo mà sinh viên theo học, bởi thời gian và phương thức đào tạo trong mơi trường học tập đó. Ngồi việc tuân thủ chương trình đào tạo chung của Nhà trường, của Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên Khoa Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng Pháp ngữ) cịn phải hồn thành chương trình đào tạo của AUF với khối lượng tri thức phải tích luỹ là rất lớn, thời gian học tập rất căng thẳng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của sinh viên.
- Phương tiện để sinh viên tiến hành hoạt động học tập là hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo, cách thức tiến hành hoạt động học tập (cách học), đặc biệt là các hành động học tập, phương tiện tư duy mà sinh viên đã tích luỹ được từ trước và ngay chính trong bản thân hoạt động học đang diễn ra.
- Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ. Họ phải đối mặt với nhiều sức ép, đặc biệt là sức ép về khối lượng tri thức khổng lồ mà họ phải tiếp thu do đòi hỏi của nội dung đào tạo. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học, các bài tập về nhà do giáo viên giao, các bài kiểm tra và thi trả mơn, bảo vệ khố luận và thi tốt nghiệp…
- Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động trí tuệ mang tính độc lập cao. Không giống như hoạt động học ở phổ thơng. Học tập ở bậc đại học địi hỏi người học phải tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian được kiểm soát rất sát sao. Nếu khơng có sự chủ động, tích cực từ việc xác định mục đích học tập, kế hoạch học tập, tự đề ra các phương pháp và cách thức thực hiện đến việc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thì người sinh viên khơng thể hồn thành được nhiệm vụ học tập ở bậc đại học. Trong suốt tiến trình đó, ý chí đóng vai trị quan trọng. Đơi khi cùng với động cơ, mục đích học tập, ý chí có vai trị quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Sự thành công chỉ đến với những sinh viên có ý thức rõ về động cơ học tập của mình là nhằm hình thành những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo của một nghề nghiệp trong tương lai và sự duy trì một sự nổ lực ý chí, một cường độ chú ý cao trong suốt quá trình học tập để đạt được mục tiêu đó.
- Hoạt động học tập của sinh viên bao gồm cả hoạt động trên giảng đường và hoạt động ngoài giảng đường. Hoạt động học tập trên giảng đường được qui định bởi một kế hoạch chặt chẽ của nhà trường, cịn hoạt động ngồi giảng đường như các hoạt động ngoại khoá, trao đổi khoa học và hoạt động tự học của sinh viên ở nhà, ở thư viện nhằm hồn thành một cách có kết quả các cơng việc được người thầy giao cho. Trong tình hình chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ đang diễn ra mạnh mẽ trong các trường đại học ở Việt Nam nói chung, ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng như hiện nay thì việc học tập ở ngoài giảng đường, đặc biệt là hoạt động tự học của sinh viên càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Giảng viên sẽ chỉ gợi ý những vấn đề cần đọc, trao đổi với sinh viên những vấn đề khó, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau, còn chủ yếu là
sinh viên phải tự giành lấy tri thức thông qua việc tự học ở nhà, ở thư viện, các buổi xêmina…