Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 44 - 48)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

1.6.1.Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1.Ý thức trách nhiệm đối với học tập của sinh viên

Ý thức trách nhiệm đối với học tập của sinh viên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển ý chí của họ trong hoạt động học tập. Nếu sinh viên có ý thức trách nhiệm rõ ràng trước gia đình, xã hội và bản thân thì họ sẽ có sự huy động nỗ lực lớn lao trong học tập. Sinh viên sẽ ý thức được việc học tập của bản thân mình là nhằm chiếm lĩnh một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thái độ tương ứng của một ngành nghề cụ thể để sau này có thể làm việc (tạo ra của cải vật chất- tinh thần) trước hết là cho bản thân mình, sau đó là cho gia đình, xã hội.

Mỗi sinh viên nhận thức về trách nhiệm của mình trước gia đình, xã hội và bản thân khác nhau. Từ đó, dẫn đến việc huy động sự nỗ lực ý chí

trong hoạt động học tập là khác nhau. Đa số sinh viên ý thức được trách nhiệm của bản thân mình trước gia đình, xã hội. Họ biết rằng việc học tập của bản thân họ khơng chỉ là điều kiện để họ có một nghề nghiệp trong xã hội sau này mà họ còn biết được rằng, việc học tập để sau này có việc làm là góp phần vào sự phát triển của gia đình, xã hội. Chỉ có học tập thật tốt, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của một ngành nghề, thành thạo một nghề nào đó họ mới có cơ hội đền đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ và sự kỳ vọng của xã hội đối với họ. Tất nhiên, cũng cịn có những sinh viên chưa nhận thức được vai trị trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội. Từ đó hễ gặp khó khăn gì trong hoạt động học tập là họ lập tức từ bỏ. Và đương nhiên những sinh viên như vậy không thể được coi là những người có ý chí trong học tập được.

1.6.1.2. Động cơ học tập của sinh viên

Lý thuyết về hoạt động theo quan điểm của Leonchiev đã khẳng định, hoạt động được thúc đẩy bởi động cơ. Mỗi hoạt động lại hợp thành bởi nhiều hành động khác nhau. Như vậy, mỗi hành động của con người được thúc đẩy bởi động cơ hoạt động của nó. Trong lĩnh vực học tập của sinh viên, mỗi hành động học tập cụ thể (đọc tài liệu chuyên ngành, xêmina, NCKH, thực hành/thực tập...) được trực tiếp thúc đẩy bởi động cơ học tập của họ. Các cơng trình nghiên cứu về động cơ học tập, đặc biệt là cơng trình nghiên cứu về động cơ của Axeep khẳng định rằng: trong quá trình hình thành một động cơ thì khía cạnh nội dung của động cơ (phản ánh nôi dung của cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt được) thường được hình thành trước so với khía cạnh lực của động cơ (phản ánh độ mạnh của động cơ).

Ý chí như phần trên đã định nghĩa đó là “mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện của ý thức thơng qua hoạt động”. Do đó, động cơ là yếu tố có vai trị cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt

động học tập của SV. Động cơ học tập là yếu tố quyết định đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV, đồng thời, nhờ có nỗ lực ý chí mà chủ thể SV chiếm lĩnh được động cơ hay hiện thực hoá động cơ học tập của mình.

Ở đây cần phân biệt khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ. Hoạt động học tập của SV được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau (khía cạnh nội dung của động cơ). Động cơ đó có thể trở thành sức mạnh, tạo thành lực đẩy thơi thúc SV (khía cạnh lực của động cơ) vượt qua mọi khó khăn gặp phải trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ đó nhưng cũng có thể động cơ đó khơng tạo thành sức mạnh, khơng có sức thúc đẩy SV nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập. Tức là mới dừng lại ở khía cạnh nội dung của động cơ. Trong trường hợp này, chủ thể SV ý thức rất rõ những cái mà họ cần đạt được trong hoạt động học tập song vì nhiều lý do khác nhau, SV khơng tiến hành các hành động khác nhau để đạt được những điều đó.

Tuỳ thuộc vào giá trị mà SV theo đuổi trong hoạt động học tập, sinh viên có thể lựa chọn động cơ học tập đúng đắn là tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của một ngành nghề cụ thể (khía cạnh nội dung của động cơ) và huy động mọi sự nỗ lực ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ trở ngại chủ quan và khách quan gặp phải trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ đó. Nhưng cũng có những SV lựa chọn cho mình động cơ học tập đúng đắn nhưng động cơ đó khơng có sức mạnh thúc đẩy SV vươn lên trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ đó (hay nói cách khác động cơ khơng có sức thúc đẩy). Trong việc hình thành động cơ, cũng có thể SV hình thành cho mình những động cơ khơng đúng đắn trong hoạt động học tập nhưng khơng có nghĩa là động cơ đó khơng có sức mạnh thúc đẩy SV nỗ lực để đạt được động cơ đó. Thí dụ, SV hình thành cho mình động cơ học tập là “cốt

làm sao có tấm bằng đại học”. SV đã tập trung tồn bộ sự nỗ lực của mình để làm sao có thể đạt được động cơ đó, có thể là “chạy điểm”, coi cóp trong khi thi…. cốt làm sao lấy bằng được tấm bằng đại học.

Như vậy, về cơ bản động cơ học tập như thế nào sẽ quyết định sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV tương ứng. Trong sự nỗ lực ý chí để đạt được động cơ học tập thể hiện rất rõ cả khía cạnh cường độ và khía cạnh đạo đức của chủ thể SV.

Động cơ qui định sự nỗ lực ý chí của SV trong hoạt động học tập nhưng khi ý chí đã được hình thành, nó lại có ý nghĩa quan trọng giúp cho chủ thể SV vượt qua mọi khó khăn gian khổ gặp phải trong hoạt động học tập để chiếm lĩnh động cơ đó.

1.6.1.3. Hứng thú học tập của sinh viên

“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động” [35; 173].

Hứng thú có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV. Nếu sinh viên có hứng thú với ngành học thì sinh viên sẽ khơng ngại khó khăn gian khổ gặp phải trong quá trình học tập. Họ sẵn sàng vượt qua các khó khăn đó để chiếm lĩnh được đối tượng của hoạt động học tập đó là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của ngành nghề. Những cái đó mang lại “khối cảm” cho họ, tạo ra sự phát triển tâm lý của họ. Còn trong trường hợp nếu SV khơng có hứng thú với ngành nghề mà mình theo đuổi, iệc học tập của họ trở thành bắt buộc. Từ đó, dẫn đến việc SV hầu như không bao giờ cố gắng nỗ lực trong hoạt động học tập. Mỗi khi gặp khó khăn là họ lại tự hạ thấp mục đích, nhiệm vụ học tập của bản thân mình. Ở đây chúng ta thấy, hứng thú trong hoạt động học tập của SV rất gắn liền với việc xác định động cơ học tập của họ.

Có thể xảy ra trường hợp SV có thể có hứng thú với mơn học này mà khơng có hứng thú với môn học kia trong chương trình đào tạo chung của một ngành học nào đó. Điều đó địi hỏi người dạy phải hình thành hứng thú học tập cho SV qua từng môn học cụ thể, dần dần sẽ hình thành hứng thú của SV với ngành học nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 44 - 48)