- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ
1.2.2. Khái niệm hành động ý chí
1.2.2.1. Định nghĩa
Các phẩm chất ý chí của con người gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí ở con người. Các phẩm chất của ý chí chỉ có thể được thể hiện thơng qua hành động ý chí. Muốn biết một con người có ý chí kiên cường hay bạc nhược, thì khơng có cách nào khác là phải đánh giá qua hành động của người đó.
“Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm của con người, đòi hỏi phải nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại bên ngoài cũng như bên trong để đạt mục đích đã đặt ra” [12; 122] .
“Hành động ý chí điển hình là hành động được hướng vào những mục đích mà việc đạt tới chúng địi hỏi phải có sự khắc phục những trở ngại, do đó, phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và sự nỗ lực ý chí đặc biệt” [3; 243].
“Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, địi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra” [35; 169].
Tóm lại có thể hiểu, hành động ý chí là hành động có ý thức của con
người địi hỏi phải có sự nỗ lực, vượt qua những khó khăn trở ngại mới có thể đạt được mục đích đề ra.
1.2.2.2. Phân loại hành động ý chí
Có nhiều loại hành động khác nhau nhưng không phải hành động nào của con người cũng là hành động ý chí. Căn cứ vào sự khó khăn gặp phải trong hành động; tính mục đích của hành động rõ ràng hay khơng rõ ràng; sự chủ động tích cực của con người trong hành động, người ta chia làm 3 loại hành động ý chí sau đây:
1. Hành động ý chí đơn giản: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện cũng như sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh sự nỗ lực nhằm khắc phục khó khăn, trở ngại hết sức mờ nhạt, không cụ thể, rõ ràng hoặc khơng có. Nhìn chung, mức độ khó khăn phải vượt qua là khơng cao.
2. Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xảy ra trong một thời gian rất ngắn ngủi, địi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong thời gian chớp nhoáng. Trong hành động này, các đặc điểm của hành động ý chí tựa như hồ vào nhau khơng thấy có một sự biểu hiện thật cụ thể, rõ ràng.
3. Hành động ý chí phức tạp (hay hành động ý chí điển hình): đây là loại hành động thể hiện rõ nhất ý chí của con người. Ở loại hành động ý chí này, các đặc điểm đặc trưng của ý chí được thể hiện rất rõ. Chủ thể ý thức trước mục đích của hành động; có sự lựa chọn một cách cụ thể, chi tiết về công cụ, phương tiện để thực hiện mục đích; đồng thời có sự theo dõi, kiểm
tra thường xuyên và điều khiển, điều chỉnh hành động cho phù hợp để đạt mục đích đó.
1.2.2.3. Các giai đoạn (cấu trúc) của hành động ý chí
Trong một hành động ý chí điển hình có 3 giai đoạn (hay 3 thành phần) cơ bản sau đây: giai đoạn chuẩn bị; giai đọan thực hiện; giai đoạn đánh giá kết quả hành động. Sự phân chia các giai đoạn của hành động ý chí như trên là rất tương đối, trên thực tế giữa các giai đoạn đó xen kẽ vào nhau và có quan hệ qua lại chặt chẽ.
- Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạn này lại bao gồm một số khâu như sau: + Xác định mục đích, hình thành động cơ: kích thích gây ra mọi hành động là nhu cầu. Nhu cầu sẽ qui định mục đích của hành động và thúc đẩy hành động. Hành động ý chí xuất hiện khi ở con người có nhu cầu cấp cách cần phải thoả mãn về một cái gì đó. Nhưng cùng một thời điểm ở con người thường xuất hiện nhiều nhu cầu khác nhau. Hơn nữa, một hành động cụ thể chỉ có thể thoả mãn được một số nhu cầu nhất định cịn các nhu cầu khác khơng thể thực hiện được. Do đó phải có sự đấu tranh động cơ, lựa chọn xem nhu cầu nào là nhu cầu thiết thân nhất đối với anh ta. Khâu đầu tiên của hành động ý chí là xác định mục đích và hình thành động cơ. “Trong sự đấu tranh động cơ thì vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng nhận thức và tình cảm của nhân cách giữ vai trò quyết định” [11; 250].
+ Lập kế hoạch hành động và lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động:
Khi đã xác định được mục đích và hình thành động cơ, thì khâu tiếp theo của hành động ý chí là lập kế hoạch hành động và lựa chọn phương tiện, biện pháp cụ thể để thực hiện hành động. Có nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau để đạt được mục đích. Ở đây lại diễn ra quá trình đấu tranh lựa chọn phương tiện, biện pháp cho phù hợp. Sự lựa chọn phương tiện, biện
pháp nào phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, đặc biệt là sở trường của cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể. Trong quá trình lập kế hoạch, lựa chọn phương tiện, biện pháp thực hiện có thể gặp những khó khăn nhất định. Rất có thể xảy ra tình trạng bằng những biện pháp, phương tiện hiện có khơng thể thực hiện được hành động. Chính lúc này, chủ thể của hành động ý chí lại phải huy động sự nỗ lực tâm lý để tìm ra biện pháp phù hợp.
+ Quyết định hành động: giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định hành động. Quyết định có nghĩa là dừng lại ở việc xác định được mục đích, lên được kế hoạch hành động, lựa chọn được công cụ phương tiện cụ thể để đạt được mục đích. Sau khi đã quyết định hành động thì sự căng thẳng tâm lý do sự đấu tranh giữa các mục đích, động cơ, phương tiện/biện pháp thực hiện đã được giảm bớt. Nếu như quyết định hành động phù hợp với lý tưởng, niềm tin, sự mong đợi thì cá nhân hăng hái, say sưa chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới của hành động ý chí đó là giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra cho thấy ngay cả khi sự quyết định khơng hồn toàn phù hợp với những ước muốn và hi vọng của con người, khi khơng có sự thống nhất hoàn toàn với nội dung của mục đích, thì bản thân sự quyết định đó cũng hạ thấp sự căng thẳng ở cá nhân.
- Giai đoạn thực hiện:
Nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị thì khó có thể nhận biết được ý chí ở mỗi cá nhân khác nhau như thế nào. Sự khác biệt đáng kể và rõ nét nhất để phân biệt một người có ý chí là sự thực hiện hành động ý chí trong thực tiễn. Tất nhiên, ý chí cũng có thể được thể hiện ở sự quyết định vì đơi khi sự quyết định của cá nhân trước một vấn đề gì đó, đặc biệt là trước các vấn đề hệ trọng đòi hỏi một sự nỗ lực lớn lao, nhưng nếu chỉ có quyết định khơng thơi thì chưa đủ để kết luận một người nào đó là có ý chí được.
Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: hình thức hành động bên ngồi và hình thức kìm hãm các hành động bên ngồi (cịn gọi là hành động ý chí bên ngồi và hành động ý chí bên trong). Hình thức hành động bên ngồi có thể dễ dàng quan sát thấy nhưng hành động ý chí bên trong đơi khi rất khó quan sát, nghiên cứu. Ví dụ, hành động của các chiến sĩ cộng sản kiên quyết không chịu khai những bí mật quân sự khi bị kẻ thù tra tấn. Chúng ta nhận thấy rằng, không phải lúc nào hành động ý chí bên ngồi cũng địi hỏi sự nỗ lực ý chí cao hơn so với hành động ý chí bên trong.
Khi cá nhân đi chệch hướng khỏi mục tiêu đã định và do đó, khơng đạt được mục đích của hành động đặt ra lúc đầu thì ở họ biểu hiện sự khơng có ý chí. Tất nhiên, trong những trường hợp khi mà điều kiện, hoàn cảnh của hoạt động đã thay đổi, việc đạt được mục đích khơng cịn phù hợp, khơng có ý nghĩa nữa thì việc từ bỏ mục đích ban đầu khơng đồng nghĩa với việc coi anh ta là người khơng có ý chí.
Khi mục đích của hành động đã đạt được, những khó khăn đã được khắc phục con người cảm thấy hài lòng với bản thân mình, thấy tự tin về bản thân mình. Từ đó, sẽ thúc đẩy cá nhân vươn lên đạt được những thành tích lớn hơn nữa trong cuộc sống.
- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động:
Sau khi hành động ý chí kết thúc bao giờ cá nhân cũng có sự đánh giá các kết quả mà hành động đó đạt được. Sự đánh giá này là cần thiết. Nó giúp cá nhân rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho những lần hoạt động sau hiệu quả hơn. Sự đánh giá thường được biểu hiện trong những phán đoán, hoặc những nhận định. Sự đánh giá có thể diễn ra theo hai hướng hoặc là tích cực nếu chủ thể hài lòng với kết quả đó hay nói cách khác là kết quả của hành động đáp ứng được những mong đợi và kỳ vọng của chủ thể; hoặc là sự
đánh giá tiêu cực được thể hiện cùng với những rung cảm lấy làm tiếc về hành động của mình, xấu hổ, hối hận.
Sự đánh giá kết quả của hành động thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hoá xã hội mà cá nhân đó sinh sống đặc biệt là những quan điểm chính trị- xã hội, quan điểm đạo đức, thẩm mĩ v.v…Trong giai đoạn đánh giá kết quả của hành động chúng ta thấy xúc cảm- tình cảm của con người được thể hiện khá rõ nét.
Qua việc phân tích các giai đoạn của hành động ý chí điển hình chúng ta thấy sự bộc lộ rõ của nhân cách con người: ở giai đoạn chuẩn bị thấy nổi lên vai trò của tư duy, ở giai đoạn thực hiện thì vai trị của kỹ năng, kỹ xảo cũng như năng lực tổ chức lại giữ vai trò quyết định, còn ở giai đoạn đánh giá kết quả hành động thì thấy rõ mối liên hệ giữa tư duy và cảm xúc, xu hướng và tính cách của con người.