Tôi tham gia xêmina để được bạn bè, thầy/cô cho là chăm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 68 - 72)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

4 Tôi tham gia xêmina để được bạn bè, thầy/cô cho là chăm

bạn bè, thầy/cô cho là chăm chỉ.

10 4.1 53 21.6 182 74.3 2.70 1

Nhìn vào bảng số liệu 3.3 chúng ta nhận thấy:

Ở hành động nghe giảng trên lớp: có 68.4% sinh viên rất thường xuyên xác định mục đích khi tham gia các buổi nghe giảng là “thông qua các bài giảng của thầy/cô, tôi muốn tiếp thu tri thức để làm giàu hơn vốn kiến thức của bản thân mình”. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi chỉ ra rằng, chỉ có 10.7% sinh viên Khoa Tâm lý học đặt ra mục đích khi tham gia các buổi nghe giảng trên lớp là: “việc đến lớp của tôi nghe giảng chỉ nhằm làm sao để đủ điều kiện dự thi” (tỷ lệ sinh viên không bao giờ xác định mục đích như vậy là 49.6%); cũng chỉ có 7% sinh viên Khoa Tâm lý học thường xuyên đặt mục đích khi tham gia các buổi học trên lớp là: “Tôi thường xuyên cảm thấy cô đơn nên tôi muốn tới lớp để được giao lưu, trao đổi với bạn bè về những vấn đề liên quan đến đời sống tình cảm” (tỷ lệ sinh viên khơng bao giờ xác định mục đích như vậy là 53.7%). Qua bảng số liệu trên và bảng 3, phụ lục 2, trang 128 chúng tôi nhận thấy, các mục đích liên quan đến tiếp thu tri thức

có tỷ lệ sinh viên lựa chọn cao hơn rất nhiều so với các mục đích khơng liên quan đến việc tiếp thu tri thức. Các mục đích tiếp thu tri thức có tỷ lệ SV lựa chọn cao hơn so với các mục đích khơng liên quan đến việc tiếp thu tri thức. Ở hành động xêmina: hơn 50% sinh viên Khoa Tâm lý học đã xác định được mục đích cho mình một cách đúng đắn. Có 51.4% sinh viên xác định mục đích khi tham gia xêmina là “có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói trước đám đơng”; có 51.8% sinh viên xác định mục đích khi tham gia xêmina là “Khi chuẩn bị ở nhà có nhiều điều tơi không hiểu, tôi muốn đến xêmina để trao đổi với thầy, hỏi bạn”. Các mục đích khơng đúng đắn có rất ít sinh viên lựa chọn: chỉ có 8.6% sinh viên lựa chọn mục đích khi tham gia nghe giảng là “Tôi tham gia xêmina để thầy/cô đỡ than phiền (do thầy cô yêu cầu nên tôi mới tham gia)”- tỷ lệ sinh viên không lựa chọn mục đích này là 54.3% và cũng chỉ có 4.1% sinh viên lựa chọn mục đích khi tham gia

xêmina là: “Tôi tham gia xêmina để được bạn bè, thầy/cô cho là chăm chỉ”- tỷ lệ sinh viên khơng lựa chọn mục đích này là 74.3%.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khơng có sự khác biệt đáng kể trong việc xác định mục đích khi tham gia các buổi học trên lớp giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư: có 72.7% sinh viên năm thứ nhất xác định mục đích tham gia các buổi giảng trên lớp là: “Thông qua các bài giảng của thầy/cô, tôi muốn tiếp thu tri thức để làm giàu hơn vốn kiến thức của bản thân mình”, mục đích này có 71.9% sinh viên năm thứ tư lựa chọn; có 56.4% sinh viên năm thứ nhất chọn mục đích khi tham gia nghe giảng là: “Tôi đến lớp nghe giảng với mục đích hồn thiện và khắc sâu thêm những tri thức mà thầy đã cho đọc tài liệu trước ở nhà”, mục đích này có 56.3% sinh viên năm thứ tư lựa chọn. Trong hành động xêmina, sự khác biệt này cũng là khơng đáng kể: ở mục đích “rèn luyện kỹ năng nói trước đám đơng” có 51.8 sinh viên năm thứ nhất lựa chọn (tỷ lệ này ở sinh viên năm thứ tư là 46.9%); ở mục đích “muốn đến xêmina để trao đổi với thầy cô, bạn bè” có 55.4% sinh viên năm thứ nhất lựa chọn (tỷ lệ này ở sinh viên năm thứ 4 là 53.1%).

Các số liệu nghiên cứu từ đề tài cũng chỉ ra rằng, khơng có sự khác biệt đáng kể trong việc xác định mục đích khi tham gia các buổi học trên lớp giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS và sinh viên chuyên ngành TLHXH: có 65.2% sinh viên theo hướng chuyên ngành TLHXH thường xuyên đặt mục đích khi tham gia các buổi học trên lớp là “thông qua các bài giảng của thầy/cô, tôi muốn tiếp thu tri thức để làm giàu hơn vốn kiến thức của bản thân mình”, tỷ lệ này ở sinh viên theo hướng chuyên ngành TLHLS là 69%. Kết quả nghiên cứu cũng cho phép kết luận, khi đặt mục đích tham gia hành động xêmina, SV chuyên ngành TLHLS thể hiện tính mục đích cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH. Tuy nhiên, sự khác biệt đó là khơng lớn: có 52.4% sinh viên chuyên ngành TLHLS xác định mục đích khi tham gia

xêmina là: “rèn luyện kỹ năng nói trước đám đơng” (tỷ lệ này ở sinh viên chuyên ngành TLHXH là 52%); có 40.5% sinh viên chuyên ngành TLHLS xác định mục đích khi tham gia xêmina là “muốn đến xêmina để trao đổi với thầy cô, bạn bè” (tỷ lệ này ở sinh viên chuyên ngành TLHXH là 50.5%).

Như vậy, có thể kết luận rằng, hơn 50% sinh viên Khoa Tâm lý học đã đặt ra cho mình mục đích đúng đắn khi tham gia các hành động học tập trên lớp. Tuy nhiên, việc xác định mục đích của sinh viên cịn thể thiện sự lúng túng và dao động rất lớn: thí dụ có 61.9% SV thỉnh thoảng xác định mục đích khi tham gia các buổi nghe giảng là “Tôi rất ngại đọc tài liệu trước ở nhà. Do đó, tơi đến lớp với mục đích để nghe và ghi những điều thầy giảng để sau cịn thi hết mơn” hoặc cũng có tới 45.7% SV thỉnh thoảng xác định mục đích khi tham gia các buổi xêmina là “ để được chứng tỏ sự hiểu biết

với thầy/cô, bạn bè”. Sự khác biệt trong việc đặt mục đích khi tham gia các

hành động học tập trên lớp giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư, giữa sinh viên chuyên ngành TLHXH và sinh viên chuyên ngành TLHLS là không đáng kể.

Để biết sinh viên gặp phải những khó khăn gì khi họ hành động nhằm đặt được mục đích đã đề ra, chúng tôi yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi:

“Trong giờ học trên lớp bạn thường gặp phải những khó khăn gì?” Và “Để đạt được mục đích đã đề ra trong các buổi xêmina trên lớp bạn thường gặp phải những khó khăn gì?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.4 Các khó khăn cơ bản của sinh viên gặp phải khi tham gia các hành động học tập trên lớp

Các mức độ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng bao giờ TT

Các khó khăn cơ bản của sinh viên gặp phải khi tham

gia các buổi nghe giảng

SL % SL % SL %

ĐTB

Thứ tự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)