Vấn đề rèn luyện ý chí theo quan điểm của các nhà tâm lý học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 38 - 39)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

1.4.2.Vấn đề rèn luyện ý chí theo quan điểm của các nhà tâm lý học

Vấn đề rèn luyện ý chí được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu.

Trong “Từ điển Tâm lý học”, Vũ Dũng (chủ biên) cho rằng: “ý chí của mỗi người phát triển trên cơ sở của những hành động có chủ định và phụ thuộc vào sự phát triển cơ thể, vào mơi trường xã hội. Ý chí phát triển trong hoạt động và đặc biệt bị chi phối bởi ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân” [08; 422- 423]. Ý chí phát triển trong hoạt động và đặc biệt bị chi phối bởi giáo dục, gắn liền với sự phát triển tự ý thức của mỗi cá nhân.

Để rèn luyện và phát triển những phẩm chất ý chí cho các quân nhân, trong cuốn “Tâm lý học quân sự” do Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) đã nêu lên các biện pháp sau:

- Thường xuyên nâng cao ý thức tự giác, xây dựng động cơ đúng đắn cho cán bộ và chiến sĩ.

- Khơng ngừng tích luỹ kinh nghiệm thông qua thực tiễn hoạt động quân sự.

- Tổ chức rèn luyện các phẩm chất ý chí cho quân nhân một cách hợp lý, khoa học theo yêu cầu của chuyên môn nghiệp vụ quân sự.

- Phát huy tính tích cực, tự giác, tự giáo dục, tự rèn luyện ý chí và phẩm chất ý chí của mỗi quân nhân.

Phẩm chất ý chí gắn liền với hành động ý chí. Do đó, muốn rèn luyện phẩm chất ý chí phải tổ chức các hành động phù hợp. Việc đề ra các mục tiêu cao cả, có ý nghĩa xã hội sâu sắc nhưng không được “hiện thực hố” thơng qua các hoạt động, hành động cụ thể thì cũng chỉ là “mục tiêu sng”, là “hơ khẩu hiệu” chứ khơng có tác dụng gì cả. Điều đó cho thấy, việc rèn luyện phẩm chất ý chí phải được thực hiện thơng qua các hành động hết sức

cụ thể, chi tiết. Phải bắt đầu từ những hành động đơn giản, những công việc đơn giản của mỗi cá nhân. Vì xét đến cùng, đơn vị cấu thành của bất cứ hoạt động nào bao giờ cũng là các hành động cụ thể. Vì thế, việc thực hiện các hành động một cách triệt để cũng có nghĩa là một hoạt động cụ thể đã được thực hiện. Do đó phẩm chất ý chí phải được rèn luyện thông qua các hành động cụ thể, đơn giản.

Tóm lại, muốn rèn luyện ý chí phải thơng qua các hành động từ đơn giản đến phức tạp. Để làm được điều đó việc xác định mục đích, động cơ đúng đắn trong hành động của mỗi cá nhân trên nền tảng của sự phát triển nhận thức cao là yếu tố hết sức có ý nghĩa vì ý chí kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa mặt nội dung và mặt đạo đức cao cả.

Việc rèn luyện ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên phải được bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Chỉ có xác định động cơ học tập đúng đắn, mỗi sinh viên mới huy động được sức mạnh của bản thân tiến hành các hành động khắc phục các khó khăn chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng cho một nghề nghiệp cụ thể trong tương lai. Rèn luyện ý chí trong hoạt động học tập cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ như khắc phục khó khăn về thời tiết để đến lớp đều đặn đến những việc lớn như điều khiển bản thân tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, học tập trên lớp, làm các bài tập, đọc tài liệu tham khảo, tham gia nghiên cứu khoa học v…v…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 38 - 39)