Mối quan hệ giữa ý chí và lý tưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 33 - 35)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

1.3.4. Mối quan hệ giữa ý chí và lý tưởng

“Một lý tưởng sẽ hướng dẫn cho nghị lực của chúng ta. Nói một cách tổng quát, lý tưởng càng có giá trị thì nó càng tập hợp được nhiều nghị lực để thực hiện. Một lý tưởng hấp dẫn và lý thú, thoả mãn được cảm giác tự trọng của chúng ta và cịn có ích cho người khác, sẽ sản sinh ra một nghị lực tối đa” [18; 17].

Lý tưởng sẽ hướng dẫn cho sự nỗ lực ý chí của chúng ta. Lý tưởng càng có giá trị thì sự huy động nỗ lực ý chí càng lớn lao. Một lý tưởng hấp

dẫn và lý thú, thoả mãn, đáp ứng nhiều yêu cầu, giá trị của xã hội sẽ kích thích chúng ta huy động kiến thức ở mức độ tối đa.

Lý tưởng chịu ảnh hưởng của điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể. Do đó, lý tưởng là hình ảnh lãng mạn nhưng cũng mang tính hiện thực. Lý tưởng là sự hồ quyện giữa tính chất lãng mạn và tính chất hiện thực. Thiếu tính chất lãng mạn, chỉ xuất phát từ những nhu cầu nhỏ nhoi, những ước muốn đơn giản khơng cần nhiều nỗ lực ý chí, khơng cần phải cố sức cũng đạt được, lý tưởng sẽ mất đi cái ý nghĩa của nó, nhân cách cũng trở nên tầm thường, nhỏ bé [15; 17].

Q trình hình thành một lý tưởng đích thực cũng như q trình thực hiện nó bao giờ cũng là quá trình vận động của nhận thức, tình cảm và ý chí của chủ thể. Nhận thức sâu sắc về đối tượng của lý tưởng, cá nhân luôn tin tưởng sâu sắc vào tính chính xác của mục tiêu mà mình theo đuổi. Niềm tin đó giúp chủ thể khơng hề rụt rè, e sợ trước những khó khăn, trở ngại, khơng hề thối chí, nản lịng trước những vấp váp hay thất bại tạm thời gặp phải trên con đường vươn tới lý tưởng của mình.

Mọi hoạt động đều cần tới ý chí của chủ thể ở một mức độ nào đó. Hoạt động để vươn tới lý tưởng có tính mục đích rất cao. Nó ln ln địi hỏi một ý chí mạnh mẽ của chủ thể trong suốt cả quá trình xác định lý tưởng cũng như thực hiện lý tưởng để vượt qua mọi trở ngại, trước hết là vượt qua được chính bản thân mình. Lý tưởng càng lớn lao, càng cao cả địi hỏi ý chí càng phải mạnh mẽ, càng phải vững vàng như là điều kiện tiên quyết để hiện thực hố lý tưởng.

Có thể nói, mối quan hệ giữa lý tưởng và ý chí là mối quan hệ giữa cái định hướng và cái hiện thực hố định hướng đó. Ý chí của con người phải có lý tưởng định hướng, nhưng khơng có ý chí thì con người cũng khơng hiện

thực hố được “hình ảnh lý tưởng” của mình. Mối quan hệ giữa lý tưởng và ý chí là mối quan hệ sinh thành và qui định lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)