KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 112 - 115)

- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

67 32.2 121 58.2 20 9.6 2.2 36 7 Các hoạt động hỗ trợ học tập của

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, chúng tôi xin đưa ra những kết luận sau:

1.1. Về cơ sở lý luận:

- Vấn đề ý chí đã được quan tâm nghiên cứu với tư cách như một phẩm chất tâm lý cần thiết đảm bảo cho sự thành công của từng nghề nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên còn chưa được quan tâm nghiên cứu với tư cách một vấn đề độc lập.

- Ý chí được biểu hiện thơng qua các hành động ý chí cụ thể. Do đó, chỉ có thể nghiên cứu ý chí của con người thơng qua hoạt động, hành động cụ thể của họ. Khi xem xét ý chí cũng cần cần xem xét cả hai mặt của ý chí là mặt nội dung đạo đức của ý chí và mặt cường độ của ý chí.

- Tâm lý học là ngành mới được đào tạo ở Việt Nam nên những khó khăn mà sinh viên chuyên ngành này gặp phải trong hoạt động học tập của họ là rất lớn. Do vậy, đòi hỏi sinh viên phải cố gắng nỗ lực rất nhiều mới có thể giành được kết quả tốt trong học tập.

1.2. Các số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép kết luận rằng: ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa

Tâm lý học hiện nay ở mức trung bình. Sinh viên ý thức rất rõ mục tiêu

cho từng hành động học tập cụ thể của họ nhưng sự nỗ lực khắc phục các khó khăn gặp phải để đạt được mục tiêu đó cịn rất mờ nhạt, chung chung.

1.3. Các số liệu thu được cho thấy, nhìn chung sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất biểu hiện rõ hơn sinh viên năm thứ tư; sinh viên chuyên ngành TLHLS biểu hiện rõ hơn so với sinh viên

chuyên ngành TLHXH. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt này là không đáng kể.

1.4. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, các yếu tố chủ quan, từ phía chủ thể sinh viên như động cơ học tập; ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội…là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ so với các yếu tố khách quan: phương thức kiểm tra đánh giá thi cử; các hoạt động hỗ trợ học tập của các tổ chức chính trị- xã hội của sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên.

2. Kiến nghị

Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây nhằm nâng cao ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học:

2.1. Lãnh đạo Khoa Tâm lý học cần kiên quyết chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực lấy người

học làm trung tâm; đầu tư phòng tư liệu Khoa ngày càng hoàn thiện hơn

nữa. Khoa cần liên hệ với nhiều cơ sở thực hành/thực tập hơn nữa, không chỉ các cơ sở thực hành cho SV chuyên ngành TLHLS mà còn cả các cơ sở thực hành cho SV các chuyên ngành khác để SV có nhiều cơ hội thực hành. Bởi lẽ việc đào tạo SV chuyên ngành Tâm lý học nhất thiết không thể thiếu các kỹ năng thực hành. Trong việc phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên NCKH cần chú ý phân cơng những giáo viên có nhiều thời gian hướng dẫn SV nhưng vẫn đảm bảo về mặt chuyên môn.

2.2. Các giảng viên cần mạnh dạn, tích cực áp dụng các phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV. Tăng cường tự học, tự nghiên cứu, khuyến khích tranh luận, trao đổi

nhưng vẫn giữ vai trò trung tâm, định hướng chứ không phải là “khốn trắng” cho SV mà khơng hề có kiểm tra, đánh giá.

2.3. Bản thân mỗi SV cần nghiêm túc nhìn nhận lại động cơ học tập, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. Trên cơ sở đó, động viên bản thân kiên quyết khắc phục các khó khăn gặp phải vươn lên trong học tập, rèn luyện.

2.4. Đối với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội của SV như Đồn TN, Hội SV cần có các hoạt động hỗ trợ học tập phong phú, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của SV, đẩy mạnh hơn nữa các lớp tập huấn về cách học, cách NCKH sao cho có hiệu quả. Cần mở rộng các hình thức động viên khen thưởng bằng vật chất và tinh thần đối với những sinh viên có hồn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên đạt kết tốt trong học tập và NCKH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên khoa tâm lý học đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 112 - 115)