- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ
1.4.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về rèn luyện ý chí
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng để lại cho chúng ta bài viết nào bàn về ý chí nhưng thơng qua những bài nói, bài viết và cuộc đời của người, chúng ta có thể hiểu được những tư tưởng hết sức cơ bản và đúng đắn của Người về vấn đề rèn luyện ý chí cho mỗi cá nhân.
Bản thân Hồ Chí Minh là một con người có ý chí lớn, một ý chí kết hợp hài hồ và nhuần nhuyễn giữa lý trí và tình cảm. Người đã nêu một tấm gương lớn về ý chí từ đức tình kiên trì, bền bì trong nếp sống hàng ngày đến nghị lực và quyết tâm trong chỉ đạo những công việc trọng đại của đất nước [25; 107]
Từ thực tiễn đấu tranh gian khổ, khắc phục mn vàn khó khăn, trở ngại trên mỗi đoạn đường thực hiện mục đích, Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề thuộc bản chất của ý chí. Ý chí bao giờ cũng gắn liền với động cơ, với mục đích, với sự khắc phục khó khăn bên ngồi và bên trong của con người, với việc tìm biện pháp để động cơ được hiện thực hoá và được ý thức sâu sắc để biến thành hiệu quả [25; tr108].
Theo cách hiểu của Người ba thành tố cơ bản nhất của ý chí là: biết khắc phục khó khăn, quyết tâm và bền bỉ.
Hồ Chí Minh đã nêu những luận điểm rất cơ bản về vấn đề ý chí nói chung, rèn luyện ý chí nói riêng:
Thứ nhất: Người coi độc lập, tự do của Tổ quốc là giá trị cao nhất, thiêng liêng nhất. Từ đó, người thống nhất được ý chí của mỗi người thành ý
chí hành động của toàn dân tộc quyết tâm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Hai là: Người cho rằng khi xác định mục đích cho các hành động ý chí bao giờ cũng căn cứ vào điều kiện thực hiện. Nếu không chú ý đầy đủ các điều kiện khách quan và khả năng chủ quan thì động cơ dù có trong sáng, mục tiêu dù có đẹp đẽ, nhưng rốt cuộc là không thực hiện được. Ở đây người đã chỉ rõ nguồn gốc của ý chí bắt nguồn từ thực tiễn, từ hoạt động thực của con người trong xã hội, trong những điều kiện hoàn cảnh hết sức cụ thể.
Ba là: Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc tìm ra các biện pháp
để hành động. Ở đây muốn nhấn mạnh đến khía cạnh hành động, khía cạnh thực tiễn của ý chí. Trong hoạt động thực tiễn khơng ít trường hợp, nhiều công việc bị bỏ dở, kế hoạch không thực hiện được, “đánh trống bỏ dùi” chính là vì khơng tìm được biện pháp hành động, vì thiếu tinh thần “kiên trì và nhẫn lại, không chịu lùi một phân” [25; 110].
Hồ Chí Minh ln nhắc nhở phải bền bỉ và kiên trì. Rất nhiều lần trong các bài nói và các bài viết, Người khẳng định: phương hướng một, quyết tâm mười, biện pháp thực hiện ba mươi. Rèn luyện ý chí trong hành động thực tiễn gắn liền với khơng ngừng nâng cao trình độ nhận thức và tình cảm nồng ấm của cá nhân đối với công việc. Trình độ nhận thức cao giúp cho con người tìm ra phương hướng và biện pháp rèn luyện đúng đắn. Tình cảm nồng ấm và sâu sắc tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động đến cùng.
Có thể nhận thấy những quan điểm của Hồ Chí Minh về ý chí khá thống nhất với quan điểm của các nhà Tâm lý học duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý chí, đặc biệt là những luận điểm về nguồn gốc của ý chí; về vấn đề rèn luyện ý chí của con người.