- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ
03. Vấn đề thảo luận mà thầy cơ
VƯỢT QUA KHÓ KHĂN GẶP PHẢ
KHI NGHE GIẢNG
SL % SL % SL %
ĐTB
Thứ tự
01.
Ý thức được khả năng tập trung vào bài giảng của tôi là khơng tốt, vì vậy, tơi tự nhắc nhở mình là phải tập trung vào bài giảng, không được nghĩ lung lung.
103 42.2 126 51.6 15 6.1 2.36 4
02.
Để tránh việc hay nghĩ lung tung khi
tham gia các buổi giảng trên lớp tôi
thường hăng hái giơ phát biểu khi tham
gia các buổi học
87 35.7 133 54.5 24 9.8 2.26 5
03.
Dù đôi lúc biết là mình phát biểu chưa
chắc đã đúng nhưng tôi vẫn hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Dần dần, tôi thấy tự tin hơn trong học tập.
84 34.4 122 50 38 15.6 2.19 6
04.
Tôi nghĩ việc phát biểu trên lớp là của cán bộ lớp (hay những người có trách nhiệm) cịn bản thân thì khơng cần thiết phải tham gia.
26 10.7 97 39.8 121 49.6 2.39 3
ĐTB chung 2.38
TT
HÀNH VI
VƯỢT QUA KHÓ KHĂN GẶP PHẢI
KHI TIẾN HÀNH XÊMINA SL % SL % SL % ĐTB
Thứ tự
01.
Tôi lựa chọn những tài liệu cốt lõi nhất
để đọc, trong khi đọc tôi cố gắng tập trung đọc những phần giúp giải quyết
vấn đề mà thầy/cô yêu cầu thảo luận,
tránh đọc dàn trải, tràn lan.
179 73.1 63 25.7 3 1.2 2.72 1
02.
Để tránh không bị bối rối khi trình bày trước thầy/cơ, bạn bè tôi tập đi tập lại
nội dung mà mình định trình bày trước ở nhà.
77 31.4 118 48.2 50 20.4 2.11 4
03.
Tài liệu quá nhiều, lại khó, tơi chỉ đọc
lướt qua, có cố gắng cũng chẳng đọc hết
và hiểu hết được; chờ khi thảo luận qua ý kiến của thầy, của bạn mình sẽ hiểu
được thêm cũng không muộn.
13 5.3 155 63.3 77 31.4 2.3 2
Một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong khi tham gia các buổi nghe giảng của thầy/cô là “không tập trung vào bài giảng được”. Để khắc phục khó khăn này, có 103 sinh viên (chiếm 42.2%) thường xuyên dùng giải pháp “tự nhắc nhở mình là phải tập trung vào bài giảng, không được nghĩ lung tung” (ĐTB là 2.36- xếp vị trí thứ 4) và có 87 sinh viên (chiếm 35.7%) sinh viên thường xuyên dùng giải pháp “hăng hái giơ phát biểu khi tham gia các buổi học” (ĐTB là 2.26- xếp vị trí thứ 5). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sinh viên chủ yếu sử dụng biện pháp là “thường xuyên nhắc nhở mình là phải tập trung” còn lại sự tích cực khắc phục bằng hành vi như “hăng hái tham gia xây dựng bài” thì có ít sinh viên tham gia hơn.
Số liệu từ đề tài chỉ ra rằng, sinh viên năm thứ nhất thể hiện sự nỗ lực ý chí cao hơn so với sinh viên năm cuối trong việc khắc phục sự “phân tán chú ý” trong khi nghe giảng: có 54.5% sinh viên năm thứ nhất thường xuyên nhắc nhở mình phải tập trung vào bài giảng và có tới 45.5% sinh viên năm thứ nhất cụ thể hố sự nhắc nhở đó bằng việc thường xuyên “hăng hái tham gia giơ tay phát biểu xây dựng bài”, tỷ lệ tương ứng ở sinh viên năm thứ tư là 46.9% và 28.1%. Trên thực tế qua quan sát và phỏng vấn sâu chúng tôi được biết càng SV những năm sau thì số lượng SV tham gia xây dựng bài càng ít. Họ rất ngại khi phải phát biểu. Sự nghịch lý này có nguyên do từ đâu.
Qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy, hầu hết SV đều xác định động cơ học tập đúng đắn, khi mới bước chân vào Khoa Tâm lý học, họ mong muốn trở thành những chuyên gia Tâm lý học hàng đầu có thể giúp ích cho xã hội. Tuy nhiên, việc học quá nhấn mạnh đến lý thuyết và bản thân
việc học tập của họ ở bậc đại học cũng gặp rất nhiều khó khăn chứ khơng đơn giản như hình dung ban đầu của họ về ngành Tâm lý học đã khiến hứng thú học tập của họ giảm dần và càng những năm sau thì SV càng “ngại” đi học chứ chưa nói gì đến tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài.
“Khi là SV năm nhất em cũng rất hay phát biểu nhưng sau này em thấy việc phát biểu cũng khơng đưa lại điều gì. Vì lớp đông quá, mỗi người một ý, không phát biểu, tranh luận đến cùng được. Nên giảng viên chỉ gọi 2- 3 người là lại chốt vấn đề nên những ý kiến mình phát biểu cũng chẳng được ai quan tâm” [Th- K48 Tâm lý học].
Sự khác biệt trong việc khắc phục sự thiếu tập trung trong khi nghe các bài giảng của thầy cô giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS và sinh viên chuyên ngành TLHXH là khơng đáng kể: có 38.4% sinh viên chun ngành TLHXH thường xuyên “nhắc nhở mình là phải tập trung vào bài giảng”, tỷ lệ này ở sinh viên chuyên ngành TLHLS là 35.7%; có 33.9% sinh viên chuyên ngành TLHXH thường xuyên khắc phục sự không tập trung được vào bài giảng của mình bằng cách “hăng hái tham gia giơ tay phát biểu xây dựng bài”, tỷ lệ này ở sinh viên chuyên ngành TLHLS là 35.7%.
“Không đủ tự tin nên khơng dám giơ tay phát biểu” là khó khăn hàng đầu của sinh viên. Để vượt qua khó khăn này, có 84 sinh viên (chiếm 34.4%) thường xuyên “dù đôi lúc biết là mình phát biểu chưa chắc đã đúng nhưng tôi vẫn hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Dần dần, tôi thấy tự tin hơn trong học tập” (ĐTB là 2.19). Có lẽ đây là cách khắc phục hiệu quả nhất, vì nó vừa giúp cho sinh viên tự tin hơn trong hoạt động học tập nói chung, hành động nghe giảng nói riêng. Đồng thời, thơng qua việc giơ tay phát biểu sinh viên sẽ tiếp thu được bài giảng một cách nhanh nhất và khắc sâu hơn những tri thức đã được thầy/cô giảng dạy.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có tới 123 sinh viên (chiếm 50.5%) thỉnh thoảng và thường xuyên cho rằng việc phát biểu xây dựng bài khi tham gia các buổi học trên lớp là việc của người khác chứ không phải là việc của bản thân họ: “Tôi nghĩ việc phát biểu trên lớp là của cán bộ lớp (hay những người có trách nhiệm) cịn bản thân thì không cần thiết phải tham gia” (ĐTB là 2.39).
Các số liệu từ đề tài nghiên cứu cho thấy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc khắc phục sự thiếu tự tin khi tham gia các bài giảng của thầy cô giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm cuối, cũng như giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS và TLHXH.
Số liệu ở bảng 04, phụ lục 02, trang 129 cho thấy: “Ngại đi học khi
thời tiết xấu” là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong việc đến lớp nghe giảng. Để vượt qua khó khăn này, có 123 sinh viên (chiếm 54.1%) thường xuyên “Dù trời mưa hay trời nắng, để không đi học muộn, tơi trang bị cho mình các đồ dùng cẩn thận và thường đi học sớm hơn so với thời gian thực tế để đi hết quãng đường từ nhà tới lớp”. Như vậy, sinh viên đã có ý thức trong việc khắc phục các khó khăn của thiên nhiên để đi học đúng giờ bằng cách “trang bị” cho mình dụng cụ cần thiết và đi sớm hơn một chút so với thời gian thực tế để đi hết quãng đường từ nhà tới trường (ĐTB là 2.44); có tới 181 sinh viên (chiếm 74.2%) không bao giờ quan niệm và hành động theo cách sau: “tôi nghĩ ngay cả những người đang làm việc cũng rất ít người đến cơ quan đúng giờ, đi họp đúng giờ, mình đang cịn đi học có đến lớp muộn cũng là chuyện bình thường, khơng có gì phải băn khoăn”. Tuy nhiên, cũng có đến 63 sinh viên (chiếm 26.2%) thỉnh thoảng hoặc thường xuyên nghĩ và hành động theo cách trên.
Trong việc khắc phục những khó khăn về thời tiết, sinh viên năm thứ nhất thể hiện một sự cố gắng, nỗ lực cao hơn các sinh viên năm cuối: có tới 65.5% sinh viên năm thứ nhất thường xuyên “Dù trời mưa hay trời nắng, để không đi học muộn, tôi trang bị cho mình các đồ dùng cẩn thận và thường đi học sớm hơn so với thời gian thực tế để đi hết quãng đường từ nhà tới lớp”, trong khi đó tỷ lệ này ở sinh viên năm thứ tư là 48.4%; có tới 35.9% sinh viên năm cuối thường xuyên và thỉnh thoảng cho rằng: “tôi nghĩ ngay cả những người đang làm việc cũng rất ít người đến cơ quan đúng giờ, đi họp đúng giờ, mình đang cịn đi học có đến lớp muộn cũng là chuyện bình thường, khơng có gì phải băn khoăn” và hành động như vậy thì tỷ lệ này ở sinh viên năm thứ nhất là 21.8%. Trên thực tế qua việc theo dõi tình hình điểm danh tại các lớp SV của Khoa Tâm lý học cho thấy, sinh viên năm thứ nhất tinh thần học tập tốt hơn: số lượng sinh viên nghỉ học, số sinh viên bỏ giờ, trốn tiết ít hơn sinh viên năm cuối. Theo chúng tơi, có hiện tượng trên là do SV năm thứ nhất còn ảnh hưởng ảnh hưởng bởi cách học ở bậc phổ thông nên việc chấp hành kỷ luật học đường là rất tốt. Trong khi đó, SV năm thứ tư đã quen với cách học ở bậc ở Đại học là cách học tự học, tự nghiên cứu nên nhiều khi họ chủ quan, đôi khi họ tự cho phép mình nghỉ học hoặc đi học muộn.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề khó và khơng nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Vấn đề này cần phải được giải quyết trong một đề tài khác mới có khả năng lý giải thấu đáo vấn đề.
Sinh viên chuyên ngành TLHXH thể hiện rõ sự nỗ lực ý chí trong việc khắc phục khó khăn về thời tiết cao hơn so với sinh viên chuyên ngành TLHLS: có 57.1% sinh viên chuyên ngành TLHXH thường xuyên “dù trời mưa hay trời nắng, để khơng đi học muộn, tơi trang bị cho mình các đồ dùng cẩn thận và thường đi học sớm hơn so với thời gian thực tế để đi hết quãng
đường từ nhà tới lớp”, tỷ lệ này ở sinh viên chuyên ngành TLHLS là 40.5%; có tới 31% sinh viên chuyên ngành TLHLS thỉnh thoảng và thường xuyên nghĩ và hành động theo cách sau: “tôi nghĩ ngay cả những người đang làm việc cũng rất ít người đến cơ quan đúng giờ, đi họp đúng giờ, mình đang cịn đi học có đến lớp muộn cũng là chuyện bình thường, khơng có gì phải băn khoăn”, trong khi đó tỷ lệ này ở sinh viên chuyên ngành TLHXH chỉ là 23.2%. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, sự khác biệt này là không lớn.
Trong quá trình tiến hành hành động xêmina, sinh viên gặp phải khó khăn hàng đầu là “tài liệu thầy cô yêu cầu đọc quá nhiều trong khi thời gian có hạn”. Để khắc phục khó khăn này, có 73.1% sinh viên “lựa chọn những tài liệu cốt lõi nhất để đọc, trong khi đọc tôi cố gắng tập trung đọc những phần giúp giải quyết vấn đề mà thầy/cô yêu cầu thảo luận, tránh đọc dàn trải, tràn lan”, với ĐTB là 2.7 xếp ở vị trí số 01. Tuy nhiên, cũng có tới 155 sinh viên (chiếm 63.3%) “thỉnh thoảng” vẫn lựa chọn cách: “Tài liệu quá nhiều, lại khó, tơi chỉ đọc lướt qua, có cố gắng cũng chẳng đọc hết và hiểu hết được; chờ khi thảo luận qua ý kiến của thầy, của bạn mình sẽ hiểu được thêm cũng không muộn”. Điều này cho thấy sự nỗ lực ý chí của sinh viên cịn chưa được biểu hiện rõ nét.
“Khó khăn khi trình bày những điều đã đọc được với thầy/cơ, bạn bè” là khó khăn được sinh viên xếp thứ hai trong quá trình xêmina. Để vượt qua khó khăn này có 77 sinh viên (chiếm 31.4%) rất thường xuyên “tập đi tập lại nội dung mà mình định trình bày trước ở nhà” nhưng cũng có tới 118 sinh viên (chiếm 48.2%) sinh viên thỉnh thoảng mới làm điều này và 20.4% sinh viên không bao giờ làm điều này.
* Tiểu kết:
Khoảng 50% sinh viên đã xác định mục đích khi tham gia các hành động học tập trên lớp một cách đúng đắn và chính xác. Các khó khăn chủ yếu mà sinh viên gặp phải trong các hành động học tập trên lớp là không tự tin để tham gia vào các bài giảng của thầy/cô; không tập trung tư tưởng vào các bài giảng; khối lượng tài liệu thầy cô yêu cầu đọc để thảo luận nhiều; vấn đề thảo luận khó; khơng biết cách trình bày vấn đề chuẩn bị trong các buổi thảo luận.
Trong việc khắc phục các khó khăn gặp phải trong các hành động học tập trên lớp sinh viên Khoa Tâm lý học chủ yếu tiến hành các hành vi ít địi hỏi sự nỗ lực ý chí hoặc ở dạng tiềm năng (đi học đúng giờ, nhắc nhở mình tập trung nghe giảng) ít thấy có những hành vi địi hỏi sự nỗ lực ý chí lớn lao của sinh viên. Sinh viên năm thứ nhất thể hiện sự nỗ lực khắc phục các khó khăn cao hơn so với sinh viên năm thứ tư.
Sinh viên năm thứ nhất thể hiện sự nỗ lực khắc phục khó gặp phải trong hành động học tập trên lớp cao hơn so với sinh viên năm cuối; sinh viên chuyên ngành TLHXH cao hơn so với sinh viên chuyên ngành TLHLS. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không lớn và khơng có nhiều ý nghĩa.
Thơng thường thì, mục đích càng cao thì địi hỏi SV phải nỗ lực ý chí càng phải lớn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giữa việc đặt mục đích và sự cố gắng của SV Khoa Tâm lý học trong các hành động học tập trên lớp không diễn ra theo chiều hướng như vậy.
Có thể kết luận rằng, ý chí thể hiện trong các hành động học tập trên lớp của SV Khoa Tâm lý học ở mức trung bình.