- Mặt điều khiển/điểu chỉnh hành vi: ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người Giúp con người đạt được động cơ, mục đích mà họ
1.6.2. Các yếu tố khách quan
1.6.2.1. Cách thức giảng dạy của giảng viên
Cách thức giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV. Nếu giảng viên sử dụng cách giảng dạy truyền thống thầy đọc- trị chép, ít hoặc hầu như không bao giờ giao bài tập hay các yêu cầu cho SV thì SV trở thành những con người thụ động phụ thuộc chặt chẽ vào bài giảng của thầy. Do đó, họ cũng khơng cần phải nỗ lực khắc phục các khó khăn gặp phải trong hoạt động học tập của mình.
Ngược lại, nếu giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tích cực (ví dụ phương pháp dạy học tương tác), thầy tích cực trao đổi với trị, giao những nhiệm vụ học tập, bắt buộc trò phải huy động sự nỗ lực vượt qua hàng loạt các khó khăn mới có thể giành lấy tri thức thì đương nhiên ý chí sẽ hình thành và ngày càng phát triển ở trị. Ở đây chính là việc nâng cao nâng lực hợp tác của trò với thầy, thường xuyên trải nghiệm những xúc cảm dương tính do sự hợp tác đó mang lại.
Tất nhiên, không loại trừ việc thầy giao cho SV những nhiệm vụ học tập đòi hỏi SV phải nỗ lực cố gắng rất nhiều mới có thể vượt qua, nhưng SV vẫn không hề huy động một sự nỗ lực nào để vượt qua cả. Điều này còn phụ thuộc vào động cơ, mục đích mà SV theo đuổi cũng như hứng thú với ngành nghề mà SV được đào tạo.
1.6.2.2. Phương thức kiểm tra, đánh giá
Phương thức kiểm tra, đánh giá cũng góp phần hình thành ý chí trong hoạt động học tập của SV ở các mức độ khác nhau.
Nhìn chung, hình thức kiểm tra, đánh giá như thế nào sẽ qui định sự nỗ lực ý chí , tính tích cực chủ động trong hoạt động học tập của SV tương ứng.
Phương thức kiểm tra của giảng viên hay cơ sở đào tạo cũng ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí của SV trong hoạt động học tập. Nếu thầy hoặc cơ sở đào tạo ra đề thi theo hình thức kiểm tra trí nhớ của người học thì sự nỗ lực ý chí của SV hầu như chỉ là cố gắng làm sao nhồi nhét các con chữ vào đầu, sau khi trả thi xong là xong, tất cả những gì đã học sẽ lại như mới đối với họ vì họ đâu có hiểu bản chất của vấn đề. Mà đã khơng hiểu bản chất thì rất khó mà có thể tiếp thu tri thức được. Chỉ có ra đề thi theo hướng địi hỏi SV phải tổng hợp hố, khái qt hố mới có thể trả bài được thì bắt buộc SV phải nỗ lực ý chí trong cả việc học tập trên lớp và ơn thi. Từ đó, SV sẽ hiểu được bản chất của tri thức.
1.6.2.3. Các tổ chức đoàn thể- xã hội trong sinh viên (Đoàn TN- Hội SV)
Đối với SV các tổ chức Đoàn, Hội là những tổ chức rất gắn bó và thân thiết. Đặc biệt, đối với những SV năm thứ nhất khi mà sự thích ứng với môi trường học tập của họ cịn gặp nhiều khó khăn thì những hoạt động hỗ trợ học tập, những biện pháp giũp đỡ của các tổ chức Đồn, Hội có tác dụng động viên rất lớn đối với họ.
Đoàn TN- Hội SV tổ chức những hoạt động thích hợp có tác dụng khơi dậy tính tích cực của sinh viên, ý chí vượt qua khó khăn của họ.
Những hoạt động trên giúp sinh viên tự tin vượt qua các khó khăn gặp phải trong hoạt động học tập và ngày càng gắn bó hơn với chuyên ngành mà họ đã lựa chọn.
Tóm lại, có rất yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên. Mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Trong đó, động cơ học tập và ý thức trách nhiệm của SV với gia đình và xã hội là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
* Tiểu kết chương 01:
Vấn đề ý chí và phẩm chất ý chí đã được các nhà Tâm lý học trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về ý chí trong hoạt động học tập của SV.
Ý chí là một phẩm chất của nhân cách, mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan. Ý chí được biểu hiện thông qua hoạt động, hành động. Do đó, việc nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học phải thông qua từng hành động học tập của họ.
Ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý khác như: ý thức, tự ý thức, lý tưởng và định hướng giá trị…Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của SV như ý thức trách nhiệm của SV, động cơ- hứng thú học tập, phương thức giảng dạy, kiểm tra/thi cử…
Việc rèn luyện ý chí phải thơng qua hoạt động và chỉ có thơng qua hoạt động, thực tiễn cơng việc ý chí mới được hình thành và ngày càng phát triển.
CHƯƠNG 2: