Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 115 - 139)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.3 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh

TT Biện pháp Khả thi Khả thi Không khả thi Σ X TB 1

Triển khai công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT giai đoạn 2014-2020

19 13 83 2.59 3

2

Sắp xếp đội ngũ, đổi mới công tác tuyển chọn, tuyển dụng giáo viên theo hƣớng phù hợp cơ cấu

18 14 82 2.56 4.5

3

Xây dựng nguồn giáo viên chất lƣợng cao tạo nguồn cho các CSGD còn hạn chế về năng lực đội ngũ, bất cập về cơ cấu GV 20 12 841 2,62 2 4 Thu hút nhân lực chất lƣợng cao gây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt để đào tạo bồi dƣỡng

17 15 81 2.53 6

5

Cơ cấu sắp xếp tổ chức theo hƣớng điều động ngắn hạn GV 18 14 82 2.56 4.5 6 Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính động viên thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục

21 11 85 2.65 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 105 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả bảng 3.2 cho thấy ý kiến chuyên gia về các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh có tính khả thi tƣơng đối cao với điểm TB X = 2.57. Điểm bình quân của các biện pháp đề xuất khá tập trung,

độ phân tán ít, điểm trong khoảng 2.53 X 2.65. Trong đó:

Biện pháp “6. Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính động viên thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục” đƣợc đánh giá cao nhất với điểm TB X = 2.65, xếp thứ bậc 1. Điều đó nói nên sự quan tâm của xã hội rất cao đối với giáo dục, trong đó có nội dung phát triển cơ cấu giáo viên THPT. Kết quả đánh giá này đồng thuận với với đánh giá mức độ cần thiết, điều này chứng tỏ việc Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính động viên thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục đảm bảo khách quan, dân chủ và có tính khả thi cao trong thực tiễn.

Biện pháp 4“Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao gây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt để đào tạo bồi dƣỡng” có điểm TB thấp nhất (X = 2.53). Kết quả này cho thấy, việc thu hút nguồn giáo viên, đội ngũ chuyên gia về công tác tại tỉnh còn khó khăn, hoàn toàn bị thụ động, phụ thuộc vào nhu cầu của các nhân tố ngoài dự báo.

3.4.4. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết quả nghiên cứu trên đây đã khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác giả đề xuất để phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. Để thấy rõ đƣợc mối tƣơng quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi thiết lập bảng sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 106 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh

TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi D D2 X Thứ bậc X Thứ bậc 1

Triển khai công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT giai đoạn 2014-2020

2,72 3 2,59 3 0 0

2

Sắp xếp đội ngũ, đổi mới công tác tuyển chọn, tuyển dụng giáo viên theo hƣớng phù hợp cơ cấu

2,81 1 2,56 4,5 -3,5 12,25

3

Xây dựng nguồn giáo viên chất lƣợng cao tạo nguồn cho các CSGD còn hạn chế về năng lực đội ngũ, bất cập về cơ cấu GV

2,75 2 2,62 2 0 0

4

Thu hút nhân lực chất lƣợng cao gây dựng đội ngũ GV nòng cốt để đào tạo bồi dƣỡng

2,66 5,5 2,53 6 -0,5 0,25

5 Cơ cấu sắp xếp tổ chức theo hƣớng

điều động ngắn hạn giáo viên 2,66 5,5 2,56 4,5 1 1

6

Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính động viên thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục

2,69 4 2.65 1 3 9

Để tìm hiểu tƣơng quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT mới đề xuất, chúng tôi sử dụng hệ số tƣơng quan thứ bậc Spearman để tính toán:

r = 1- [(6 ΣD2)/n(n2 - 1)]= 0,38

Hệ số tƣơng quan thứ bậc Spearman = + 0.38. Từ số liệu và hệ số tƣơng quan thứ bậc, cho phép kết luận mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 107 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT mới đề xuất có tƣơng quan thuận và khá chặt chẽ. Có nghĩa là mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là phù hợp nhau. Hầu hết sự tƣơng quan đã thể hiện đúng thực trạng về mức độ cần thiết và tính khả thi của đề tài, phản ánh rõ ràng thực tế việc phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh sẽ có nhiều điểm thuận lợi khi triển khai. Vấn đề thành công cần đƣợc sự thồng thuận nhất trí cao của các cấp, các ngành và bản thân nhà QLGD.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT. Các biện pháp đề xuất nhằm bảo đảm đủ số lƣợng, hài hòa về cơ cấu theo đúng nhu cầu của từng đơn vị với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lƣợng giáo dục song song với việc đảm bảo sự ổn định, lâu dài, bền vũng của đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng.

Các biện pháp đƣợc nêu ra trong đề tài hầu hết là các điểm mới nhƣng phù hợp với quan điểm và hƣớng phát triển giáo dục của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả khảo nghiệm qua việc lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ; Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở; hiệu trƣởng một số trƣờng THPT có thâm niên và có kinh nghiệm quản lý trƣờng học về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đều thống nhất đánh giá các biện pháp có tính cần thiết và khả thi cao. Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo trong phạm vi toàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 108 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng cơ cấu giáo viên THPT, thực trạng các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT của Quảng Ninh trên 255 khách thể khảo sát là: Lãnh đạo và chuyên viên của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, UBND huyện, thành phố; Lãnh đạo Sở và Lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở, lãnh đạo công đoàn Ngành giáo dục tỉnh; CBQL trƣờng THPT và tổ trƣởng, giáo viên có thâm niên, có kinh nghiệm công tác tại các trƣờng THPT và ý kiến của các chuyên gia, các nhà QLGD, đề tài có một số kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận

Đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển cơ cấu giáo viên THPT, làm rõ các khái niệm liên quan và mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và cơ cấu giáo viên THPT nói riêng. Phát triển cơ cấu giáo viên THPT là khảo sát, đánh giá thực trạng cơ cấu giáo viên THPT và các giải pháp triển đã và đang thực hiện để rút ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm, những tồn tại, hạn chế của cơ cấu giáo viên THPT.

Kết quả nghiên cứu thực trạng chỉ ra rằng, cơ cấu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh đã tƣơng đối đầy đủ về số lƣợng nhƣng còn bất cấp về cơ cấu theo đặc thù vùng miền. Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới QLGD thì cơ cấu giáo viên THPT cần đƣợc phát triển, hoàn thiện hơn về mọi mặt.

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Tỉnh, đặc biệt là Sở GD&ĐT trong những năm qua đã có nhiều biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên nhƣ: Xây dựng quy hoạch, đào tạo và bồi dƣỡng, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ... bằng rất nhiều biện pháp cụ thể. Nhƣng mức độ phù hợp và hiệu quả của các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT đƣợc đánh giá chƣa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp chủ yếu nhằm phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lƣợng giáo dục trong giai đoạn hiện nay:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 109 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Biện pháp 1: Triển khai công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên

THPT giai đoạn 2014-2020.

Biện pháp 2: Sắp xếp đội ngũ, đổi mới công tác tuyển chọn, tuyển dụng

giáo viên theo hƣớng phù hợp cơ cấu.

Biện pháp 3: Xây dựng nguồn giáo viên chất lƣợng cao tạo nguồn cho

các CSGD còn hạn chế về năng lực đội ngũ, bất cập về cơ cấu giáo viên.

Biện pháp 4: Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao

gây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt để đào tạo bồi dƣỡng.

Biện pháp 5: Cơ cấu sắp xếp tổ chức theo hƣớng điều động ngắn hạn

giáo viên.

Biện pháp 6: Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính động viên

thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ Lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan và các nhà QLGD cho thấy các biện pháp đề xuất để phát triển cơ cấu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh có tính cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Tỉnh. Việc tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cơ cấu giáo viên THPT và nâng cao hiệu quả công tác đổi mới, phát triển giáo dục trong tỉnh.

Với những kết quả đạt đƣợc tại 3 chƣơng, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết đã đƣợc chứng minh. Kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng phù hợp với giả thuyết. Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy phát triển cơ cấu giáo viên THPT là một vấn đề lớn, các biện pháp nêu tại chƣơng 3 chƣa thể giải quyết hết đƣợc tất cả những vấn đề đặt ra, nhƣng do thời gian nghiên cứu và phạm vi của đề tài tác giả thấy còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Những vấn đề chƣa đƣợc giải quyết sẽ đặt vấn đề cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo về phát triển cơ cấu giáo viên THPT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Điều chỉnh, bổ sung hoặc bàn hành mới các hƣớng dẫn về tuyển dụng giáo viên để thuận lợi trong việc tổ chức tuyển dụng và sử dụng đội ngũ viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 110 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thống nhất với Bộ Nội vụ về quy chế, quy tắc tính điểm trên bảng điểm ĐH của sinh viên để các cơ quan tổ chức tuyển dụng có cơ sở xét tuyển.

- Sớm ban hành quy định về vị trí việc làm, số ngƣời làm việc trong các CSGD phổ thông, làm căn cứ để xắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên phù hợp theo cơ cấu.

2.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh

- Điều chỉnh phân cấp quản lý hiện hành theo hƣớng giao cho Giám đốc Sở GD&ĐT quản lý mọi mặt tuyển dụng, sử dụng đội ngũ viên chức ngành giáo dục.

- Điều chỉnh theo hƣớng tăng các chế độ chính sách của địa phƣơng để thu hút chuyên gia, giáo viên giỏi còn trẻ, sinh viên giỏi vào Ngành giáo dục để tạo nguồn cán bộ lâu dài.

- Quan tâm đầu tƣ các điều kiện nhà ở, phòng làm việc và các trang thiết bị khác phục vụ cho giáo viên diện tăng cƣờng đến các trƣờng THPT, nhất là các trƣờng ở vùng cao, vùng có điều kiện KT - XH khó khăn.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

- Xây dựng quy hoạch cơ cấu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020 và định hƣớng đến 2030. Tham mƣu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch đúng lộ trình.

- Làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng mọi mặt cho đội ngũ giáo viên trƣờng THPT.

- Tiếp tục tham mƣu với tỉnh ban hành những chính sách hỗ trợ về CSVC và cho các trƣờng thuộc khu vực KT-XH khó khăn: Xây nhà công vụ, hỗ trợ thêm kinh phí đi lại cho đội ngũ chuyên gia đƣợc tăng cƣờng điều động ngắn hạn đến để giải quyết bài toán cơ cấu và bồi dƣỡng đội ngũ;

- Tăng đồng thời tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 111 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4. Đối với trường THPT tỉnh Quảng Ninh

Cấp ủy, lãnh đạo và hội đồng trƣờng phải làm tốt công tác xây dựng quy hoạch giáo viên; hàng năm đánh giá, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch; tạo mọi điều kiện cho giáo viên đi đào tạo, bồi dƣỡng; sắp xếp, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý; động viên, khuyến khích học sinh giỏi tham gia thi vào trƣờng sƣ phạm theo chế độ đào tạo theo địa chỉ để ra trƣờng về địa phƣơng công tác./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 112 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2006), Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trƣờng phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.

3. Đinh Quang Báo (2005), Giải pháp đổi mới phƣơng thức đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2008), Thông tƣ Liên tịch số 47/2011/TTLT- BGD&ĐT - BNV ngày 10/102011 hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh và GD&ĐT thuộc UBND huyện.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và GV THPT 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tƣ số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3

/2011 của Bộ trƣởng bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tƣ số 35/2006./TTLT-BGDĐT -

BNV ngày 23/8 /2006 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hƣớng dẫn định mức biên chế ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. 9. Chính phủ (2003), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 112/4/2012 về việc

tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/2001/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 113 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12. Chính phủ (2013), Quyết định số 2622/202013/QĐ-TTg, ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triểm KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

13. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2011), Niên giám thống kê tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 115 - 139)