Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 110 - 112)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh chúng tôi trình bày trong đề tài là những biện pháp chủ yếu, ngoài ra còn có các biện pháp cụ thể khác tác động đến việc phát triển cơ cấu giáo viên THPT chƣa đề cập đến trong luận văn này. Mỗi biện pháp pháp có vị trí, vai trò và chức năng khác nhau, song nó có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ nhau.Tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất các biện pháp pháp thì mới đem lại hiệu quả đối với công tác phát triển cơ cấu giáo viên THPT và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và hoạt động quản lý. Nếu thực hiện từng biện pháp riêng lẻ thì sẽ hạn chế hoặc không mang lại tác dụng, hiệu quả. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng trƣờng và yêu cầu cụ thể của mỗi địa phƣơng mà có thể vận dụng một số biện pháp nào đó. Các biện pháp có mối quan hệ nhƣ sau:

- Biện pháp triển khai công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT giai đoạn 2014-2020 là cơ sở để nắm rõ nhu cầu nhân lực của các CSGD trong từng giai đoạn, qua đó có sự chủ động đề xuất việc tuyển dụng, chọn lựa giáo viên theo đúng nhu cầu đơn vị, vừa đáp ứng tốt nhiệm vụ chuyên môn, vừa giải quyết tốt bài toán cơ cấu giáo viên đƣợc hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 100 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Biện pháp sắp xếp đội ngũ, đổi mới công tác tuyển chọn, tuyển dụng giáo viên theo hƣớng phù hợp cơ cấu: đây là biện pháp khả thi, dễ thực hiện, Sở GD&ĐT hoàn toàn chủ động để thực hiện, giúp cho các đơn vị có đƣợc sự lựa chọn về cơ cấu giáo viên phù hợp theo yêu cầu định ra. Biện pháp này có thể không giải quyết đƣợc cơ bản vấn đề phát triển cơ cấu giáo viên THPT cho các CSGD thuộc tỉnh nhƣng sẽ là tiền đề để thực hiện tiếp các biện pháp sau.

- Biện pháp xây dựng nguồn giáo viên chất lƣợng cao tạo nguồn cho các CSGD còn hạn chế về năng lực đội ngũ, bất cập về cơ cấu giáo viên: biện pháp này thực chất là biện pháp tuyển dụng giáo viên theo nhu cầu về cơ cấu (chuyên môn, giới tính, ngƣời địa phƣơng...), nó hỗ trợ cho biện pháp 2 trong điều kiện không có nguồn giáo viên chất lƣợng cao trúng tuyển. Trong giai đoạn từ 4 năm sau khi có nguồn sinh viên đào tạo theo địa chỉ ra trƣờng thì biện pháp này sẽ là biện pháp chính để giải quyết bài toán tuyển dụng đƣợc đội ngũ giáo viên có chất lƣợng, phù hợp theo cơ cấu giáo viên.

- Biện pháp thực hiện tốt chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao gây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt để đào tạo bồi dƣỡng: Biện pháp này nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao về tỉnh công tác. Với chính sách hiện có của tỉnh, việc hỗ trợ thu hút không phải khó khăn. Thực hiện đƣợc biện pháp này sẽ giải quyết đƣợc bài toán nâng cao chất lƣợng đội ngũ, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đội ngũ giáo viên diện thu hút này sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho đối tƣợng giáo viên đƣợc đào tạo theo địa chỉ (Biện pháp 3) trong giai đoạn các giáo viên mới ra trƣờng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, nếu thu hút đƣợc đội ngũ giáo viên dạy giỏi này, sẽ tạo động lực thi đua, thúc đẩy chất lƣợng đội ngũ tại đơn vị và tại các đƣơn vị khác khí các giáo viên này đƣợc điều động tăng cƣờng đến (theo Biện pháp 5).

- Biện pháp cơ cấu sắp xếp tổ chức theo hƣớng điều động ngắn hạn giáo viên: Đây là biện pháp giải quyết có cấu về chất lƣợng giáo viên giữa các vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 101 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

miền. Đội ngũ giáo viên có khả năng phát triển chuyên môn nhƣng chƣa có kinh nghiệm thực tiễn sẽ đƣợc bồi dƣỡng khi điều động ngắn hạn bới nhóm giáo viên dạy giỏi (theo Biện pháp 4).

- Biện pháp xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính động viên thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giáo dục: Đây là biện pháp phù hợp thực tiễn, phát huy nội lực của các CSGD, bằng đội ngũ giáo viên dạy giỏi tại đơn vị sẽ thực hiện nhiệm vụ dạy các lớp có chất lƣợng cao. Kinh phí thu đƣợc sẽ hỗ trợ để thực hiện các biện pháp khác khả thi hơn.

Xuất phát từ những phân tích trên, để phát triển cơ cấu giáo viên THPT phải chú ý vận dụng các biện pháp phù hợp với từng thời điểm cụ thể, với điều kiện của địa phƣơng và đơn vị thì mới phát triển đƣợc theo mục tiêu đã đề ra, chất lƣợng đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 110 - 112)