9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Phát triển
Phát triển là thuật ngữ đƣợc dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ: Phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ... Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [43].
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Phát triển là một quá trình vận động từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó thì cái cũ biến mất, cái mới ra đời... Phát triển là một quá trình nội tại, bƣớc chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển” [29].
Theo triết học Mác Lê Nin: Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đó là quá trình tích luỹ dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tƣợng. Sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung mà chỉ khái quát xu hƣớng động đi lên của sự vật hiện tƣợng; quá trình phát triển tổ chức cũng nhƣ sự vật hiện tƣợng, đƣợc hình thành dần trên cơ sở thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phƣơng thức tồn tại, vận động và chức năng vốn có của nó theo chiều hƣớng ngày càng hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣ vậy, mọi sự vật hiện tƣợng biến đổi để tăng tiến về số lƣợng, chất lƣợng dƣới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều đƣợc coi là phát triển. Phát triển đƣợc hiểu là sự tăng trƣởng, là sự chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, tiến lên. Phát triển làm cho sự vật, hiện tƣợng biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình phát triển, cái mới, cái tiến bộ, sẽ hình thành thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Sự vật hiện tƣợng chỉ có tính ổn định tƣơng đối; chúng luôn luôn vận động biến đổi và phát triển. Phát triển là tất yếu, là xu hƣớng chung của thế giới vật chất.
Theo quy luật chung, thì sự vật, hiện tƣợng, cá nhân và cộng đồng luôn có xu hƣớng phát triển. Sự phát triển của con ngƣời và xã hội nhanh hay chậm lệ thuộc vào nhiều yếu tố; muốn xã hội phát triển cần phải phát triển nguồn nhân lực; muốn phát triển giáo dục đào tạo thì một trong những yếu tố quan trọng là phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên; trong đó có đội ngũ giáo viên THPT có vai trò quan trọng, vì giáo viên là khâu then chốt để các nhà trƣờng làm nên chất lƣợng của quá trình giáo dục và đào tạo.
Giáo dục và Đào tạo là nền tảng để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững đất nƣớc. Mục tiêu giáo dục của Nhà nƣớc Việt Nam là nâng cao “dân trí”, đào tạo “nhân lực”, bồi dƣỡng “nhân tài”. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ cũng nhƣ quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, HĐH, xã hội hóa; đảm bảo cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Khi xem xét sự phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng THPT, cần xem xét các yếu tố liên quan đến phát triển nhƣ: quy mô, số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, bộ môn,... quá trình đào tạo, bồi dƣỡng; kiểm tra, đánh giá; bố trí, sử dụng; tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển cơ cấu giáo viên trƣờng THPT nói chung và đội ngũ giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Phát triển là quá trình tăng tiến cả về số lượng và
chất lượng của sự vật, hiện tượng, con người trong cộng đồng trên cơ sở cái đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, phải tiếp tục nâng cao để đạt được mục tiêu đã đề ra.