Biện pháp 1 Triển khai công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 98 - 100)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Biện pháp 1 Triển khai công tác dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo

THPT giai đoạn 2014-2020

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm chủ động trong việc kế hoạch, quy hoạch về số lƣợng giáo viên theo nhu cầu của từng cơ sở giáo dục trong các giai đoạn tiếp theo để bổ sung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc đội ngũ giáo viên THPT luôn đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng công tác dự báo chính xác quy mô phát triển trong từng giai đoạn, từ đó đƣa ra số liệu chính xác về nhu cầu giáo viên theo từng môn học, đề xuất các yêu cầu đặc thù về chất lƣợng, trình độ chuyên môn, cơ cấu giới tính, dân tộc, ngƣời địa phƣơng. Công tác dự báo báo gồm cả việc thay thế, bổ sung đội ngũ.

Do điều kiện khách quan, các cơ sở giáo dục sẽ có những thay đổi nhất định về việc tăng, giảm quy mô do đó sẽ phải bổ sung lực lƣợng giáo viên mới để đảm nhiệm công việc. Việc tăng quy mô cơ sở giáo dục xuất phát từ yếu tố gia tăng tỉ lệ học sinh đầu cấp do tăng tự nhiên hoặc tăng cơ học về dân số. Một vấn đề cần quan tâm khác liên quan đến việc bổ sung đội ngũ giáo viên là trong công tác dự báo phải xác định rõ số lƣợng giáo viên nghỉ hƣu trong từng năm hoặc từng giai đoạn; số giáo viên chuyển đổi để hợp lý gia đình. Công tác dự báo cần thực hiện chi tiết theo nhu cầu từng bộ môn trong đó phải giải quyết đƣợc bài toán sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cho hợp lý nhất.

Công tác dự báo quy hoạch đội ngũ giáo viên phải song song cùng việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao nguồn nhân lực, phát huy nội lực của cơ sở giáo dục nhằm tạo bƣớc chuyển biến về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trƣờng; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các trƣờng chuyên biệt phù hợp theo nhu cầu thực tế.

Sở GD&ĐT là đơn vị đầu mối, tham mƣu UBND tỉnh xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực giáo dục trong đó chú trọng đến phát triển cơ cấu giáo viên (bao gồm giáo viên THPT). Chỉ đạo các trƣờng có cấp học THPT điều tra, khảo sát về thực trạng, các khó khăn vƣớng mắc về đội ngũ, các đề xuất cụ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về nhu cầu bổ sung giáo viên (số lƣợng, độ tuổi, giới tính...) nhu cầu đào tạo bối dƣỡng, nhu cầu thu hút nguồn nhân lực, nhu cầu về tài chính.v.v. Qua đó, Sở GD&ĐT tổng hợp xây dựng kế hoạch cụ thể để tiếp tục có các biện pháp phát triển đội ngũ, phát triển cơ cấu giáo viên trong các giai đoạn.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp trên, Sở Giáo dục và Đào tạo phải tham mƣu cho UBND thấy rõ sự cần thiết việc phát triển cơ cấu giáo viên THPT để có ý kiến chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục trực thuộc phải đánh giá và làm rõ thực trạng cơ cấu giáo viên; xây dựng đƣợc dự báo chính xác nhu cầu giáo viên THPT về cơ cấu trong từng giai đoạn tiếp theo để Sở Giáo dục và Đào tạo có cơ sở xây dựng kế hoạch tổng thể.

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 98 - 100)