Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 91 - 139)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1.1 Nguyên tắcđảm bảo tính kế thừa

Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT. Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu đề xuất biện pháp mới phải trên cơ sở kế thừa những biện pháp đã và đang thực hiện; có thể kế thừa toàn bộ biện pháp, nhƣng cũng có thể là điểm hay, điểm tối ƣu, yếu tố tích cực của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và đề xuất hệ thống biện pháp mới hoàn toàn không dựa trên thực tiễn và thực trạng của các biện pháp cũ đã có.

Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái đã làm - đang tiến hành và tƣơng lai; chính là giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong xây dựng, phát triển cơ cấu giáo viên THPT.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT, nhà nghiên cứu phải cho thấy những điểm mới, biện pháp mới trên cơ sở nền tảng của các giải pháp, biện pháp cũ đang tiến hành. Các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT mới đề xuất phải phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng, của nhà trƣờng và công tác quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện tốt những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà quản lý nhìn nhận biện chứng khi giải quyết vấn đề phát triển đội ngũ, tránh đƣợc tình trạng duy ý chí.

Trong bối cảnh hiện nay, có những biện pháp cần đƣợc hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra, có những biện pháp không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới đảm bảo cho cơ cấu giáo viên THPT phát triển ổn định, bền vững, không gây xáo trộn hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.2. Nguyên tắc hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ. Tính hệ thống cho thấy nội dung của các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trò riêng, nhƣng có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống, liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng là phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh phù hợp theo sự phát triển của giáo dục.

Việc đề xuất các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT phải đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý nhƣ: Phân cấp quản lý, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đánh giá, thanh tra, kiểm tra....; đồng thời phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ và phát triển cơ cấu; phối hợp hiệu quả giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác quản lý và phát triển cơ cấu giáo viên THPT trên địa bàn. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp thì việc phát triển cơ cấu giáo viên THPT mới đạt hiệu quả.

3.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ, từ những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển đội ngũ, tránh đề xuất các biện pháp đúng nhƣng không khả thi so với với công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy. Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào tình hình phát triển KT - XH của địa phƣơng, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển cơ cấu giáo viên THPT của tỉnh, phải xem xét mối tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc phát triển cơ cấu giáo viên, tránh chủ quan, phiến diện một chiều; nằm trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khuôn khổ và thực tế cho phép của Tỉnh. Biện pháp mới đề xuất phải khắc phục đƣợc các mặt còn hạn chế hiện nay trong các khâu phân cấp quản lý, xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng... đội ngũ giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên tắc này yêu cầu nhà quản lý không đƣợc áp đặt ý kiến chủ quan khi thực hiện công tác phát triển đội ngũ mà phải xuất phát từ những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn của công tác quản lý. Nhƣ vậy, sự nhạy bén trong tƣ duy phát hiện vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đội ngũ và sự đổi mới tƣ duy quản lý là điều kiện quan trọng để có các biện pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT phù hợp.

Các biện pháp phải cụ thể hóa chủ trƣơng, mục tiêu của Đảng, của Nhà nƣớc, của Ngành, của địa phƣơng và phù hợp với quy định của Sở GD&ĐT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, cơ cấu giáo viên THPT nói riêng. Có nhƣ thế các biện pháp đề xuất mới đảm bảo đƣợc sự phù hợp với đƣờng lối giáo dục của Đảng, của Nhà nƣớc đồng thời mang tính cụ thể và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

3.1.2. Định hướng pháp phát triển cơ cấu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh

3.1.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 2622/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tại Điều 1 của quyết định đã nêu rõ:

Nguyên tắc và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội là:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thống nhất với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Xây dựng Quảng Ninh là cực tăng trƣởng, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế, là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lƣợng của quốc gia.

Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế từng bƣớc dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”, ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than đƣợc sạch hơn và bền vững hơn.

Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài tạo nên bƣớc đột phá trên cơ sở phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội nhƣ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa độc đáo và đa dạng của Quảng Ninh. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của ngƣời dân, đảm bảo phát triển và công bằng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực nông thôn với thành thị và giữa các địa phƣơng trong tỉnh.

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nắm bắt các điều kiện thuận lợi, khắc phục các tác động tiêu cực của các xu thế kinh tế quốc tế và khu vực; bảo đảm đƣờng biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển với Trung Quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội:

Mục tiêu tổng quát: phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nƣớc với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng bền vững. Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc của Vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Mục tiêu cụ thể: Ngoài những mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, mục tiêu phát triển giáo dục đến 2015 và 2020 cụ thể nhƣ sau:

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,11%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,96%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ thất nghiệp thành thị duy trì ở mức dƣới 4,3%.

- Đến năm 2015: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lƣợng lao động đạt 73%; tỷ lệ số xã có đầy đủ CSVC và trang thiết bị y tế đạt 100%; tỷ lệ ngƣời có bảo hiểm y tế đạt trên 80%; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 10,5; tỷ lệ dƣợc sĩ ĐH/vạn dân đạt 2,2; tỷ lệ trẻ em đƣợc tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lƣợng lao động đạt 89%; tỷ lệ ngƣời có bảo hiểm y tế đạt trên 90%; tỉ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 12,0; tỷ lệ dƣợc sĩ ĐH/vạn dân đạt 2,5; tỷ lệ trẻ em đƣợc tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%.

- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% trẻ hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, ở THCS là 95%; 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề; 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tƣơng đƣơng; tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và duy trì tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 là hơn 99,5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phấn đấu 100% giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông đạt chuẩn về trình độ đào tạo, 40% giáo viên TCCCN, 70% giáo viên cao đẳng và 100% giáo viên ĐH các trƣờng trực thuộc tỉnh đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên.

Các cơ sở đào tạo nghề có đủ khả năng tiếp nhận 15% số học sinh tốt nghiệp THCS vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao, đặc biệt là chất lƣợng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.

Về phương hướng phát triển: Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã

hội hoá giáo dục nhằm bảo đảm đủ trƣờng, lớp học và đội ngũ giáo viên. Hoàn thành chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng lớp học. Phát triển mạng lƣới CSGD mầm non, trung tâm học tập cộng đồng phủ kín tới xã (xã, phƣờng, thị trấn). Củng cố các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển mô hình trƣờng phổ thông dân tộc bán trú. Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở trƣờng chuyên nghiệp trong Tỉnh với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng trƣờng ĐH Hạ Long tại thành phố Hạ Long.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nêu rõ tƣ tƣởng chỉ đạo và mục tiêu phát triển KT - XH đến năm 2015 nhƣ sau: Tƣ tƣởng chỉ đạo về GD&ĐT đƣợc nêu rõ “… lấy văn hóa, giáo dục làm nền tảng và động lực thúc đẩy KT - XH…”. Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển KT-XH

đƣợc đề cập ở tất cả các lĩnh vực, chỉ tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn này là “Duy trì và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015”. Đại hội đề ra định hƣớng, nhiệm vụ phát triển Ngành GD&ĐT trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 nhƣ sau: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng giáo dục. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Mở rộng quy mô hợp lý, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục THCS tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở vùng thuận lợi… Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục và đào tạo, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục…”.

3.1.2.2. Định hướng phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII về phát triển giáo dục & đào tạo và quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ, trong những năm qua tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện những nội dung cụ thể trong công tác giáo dục: phát triển mạnh quy mô, mạng lƣới các cấp học, duy trì vững chắc kết quả PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS, PGGD mầm non 5 tuổi, tăng cƣờng đầu tƣ CSVC trang thiết bị dạy học, phát triển giáo dục dân tộc, xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQL giáo dục.

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và phát triển cơ cấu giáo viên THPT nói riêng đƣợc tỉnh tiếp tục quan tâm, coi đây chính là nhân tố tạo sự chuyển biến về chất lƣợng giáo dục phục vụ sự phát triển KT - XH của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định “... tiếp tục đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục và đào tạo, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục...”.

Thực hiện chủ trƣơng của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII và Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ : Phê duyệt "Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu mới, Đề án xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 theo phƣơng hƣớng, mục tiêu chung tại chiến lƣợc phát triển giáo dục nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 91 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)