9. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Thực trạng cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh
Với các điều kiện thuận lợi về điều kiện KT-XH của tỉnh, GD&ĐT đã có sự phát triển vƣợt bậc. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên THPT nói riêng. Do đó, đội ngũ giáo viên THPT đã đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng, đội ngũ có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị, cơ bản đáp ứng đƣợc các tiêu chí của chuẩn, có uy tín đối với nhân dân, với các cấp chính quyền. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển vƣợt bậc về KT - XH của tỉnh, yêu cầu tất yếu phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo thì thì đội ngũ giáo viên trong tỉnh còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
2.4.1.1. Thực trạng cề cơ cấu GV THPT theo trình độ chuyên môn, đào tào
Số lƣợng, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh chia theo các vùng miền (vùng 1: TX, TP; vùng 2: Miền núi; vùng 3: Hải đảo; vùng 4: Nông thôn) đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng thống kê dƣới dƣới đây:
Bảng 2.5: Số lƣợng giáo viên THPT chia theo trình độ đào tạo, bồi dƣỡng
Số lƣợng trƣờng theo vùng Số GV Trình độ CM Trình độ chính trị Trình độ Tin học Trình độ NN ĐH Th.sỹ /TS SC TC CC, CN A B A B C CN Vùng 1 (26) 1 142 976 172 348 132 3 571 423 66 680 84 145 Vùng 2 (11) 521 469 50 169 39 1 260 231 53 324 45 66 Vùng 3 (40 187 175 8 56 11 101 67 11 112 8 25 Vùng 4 (15) 492 461 31 155 36 1 246 211 71 312 32 62 T.Số 2 342 2 081 261 728 218 5 1178 932 201 1428 169 298 T.lệ (%) 88,86 11,4 31,1 9,31 0,21 50,3 39,8 8,58 60,97 7,22 12,72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số liệu trong bảng 2.5 cho thấy, số lƣợng giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh tính đến thời điểm hiện tại là 2.342 ngƣời, đáp ứng theo đúng quy định về định mức biên chế tại Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ.
Theo đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của tỉnh, các trƣờng có quy mô lớn tập trung ở vùng trung tâm của huyện, thị xã, thành phố. Các địa phƣơng miền núi, hải đảo hoặc vùng ven đô thị thƣờng có quy mô nhỏ do dân số sinh sống rải rác, không tập trung.
Số lƣợng giáo viên của từng trƣờng phụ thuộc vào quy mô số lớp và hạng trƣờng. Các trƣờng có quy mô lớn có số lƣợng lớp từ 30-35 lớp, theo đó, số giáo viên trong mỗi trƣờng cũng khác nhau.
* Về trình độ đào tạo: 100% giáo viên các trƣờng THPT đạt chuẩn về
trình độ đào tạo, trong đó: 11.1% Thạc sỹ trở lên (1 Tiến sỹ). Tuy nhiên, qua theo dõi, nhận thấy, số các trƣờng thuộc vùng thuận lợi (vùng 1) có tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn cao hơn hẳn trong khi đó các vùng còn lại có số lƣợng giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn còn hạn chế, có trƣờng THPT chỉ có 1-2 ngƣời có trình độ sau ĐH.
Tỉ lệ giáo viên có trình độ trên ĐH cũng khác nhau ở mỗi đơn vị trƣờng học do có nhiều yếu tố. Các trƣờng vùng thuận lợi, giáo viên có điều kiện tiếp cận, trau dồi chuyên môn, nâng cao trình độ nên thƣờng có xu thế quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ. Đƣợc sự tạo điều kiện của đơn vị, trong những năm gần đây, các trƣờng vùng thuận lợi thƣờng có kế hoạch cử 2-3 giáo viên đăng ký đi ôn thi và đào tạo sau đại học. Các trƣờng thuộc vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, các trƣờng có quy mô nhỏ thƣờng ít có điều kiện bố trí cử giáo viên đi học, thậm chí, có những bộ môn có ít tiết, chỉ có 1-2 giáo viên nên không thể cử giáo viên đi học vì không có giáo viên dạy thay thế.
* Về trình độ lý luận chính trị: Tỉ lệ giáo viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
về số lƣợng. Từ những năm 2006 trở về trƣớc, số ngƣời trong các cơ sở giáo dục thuộc diện đƣợc cử đi bồi dƣỡng chính trị hoặc đào tạo trình độ trung cấp chỉ tập trung ở đội ngũ CBQL. Những năm gần đây, nhiều giáo viên diện quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt tại đơn vị, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn đã đƣợc đơn vị quan tâm tạo điều kiện nâng cao trình độ lý luận chính trị với trình độ trung cấp (do tỉnh tổ chức học tập tại địa phƣơng của mỗi huyện) nên số lƣợng hiện nay tăng đáng kể, chiếm 9,31% trong tổng số đội ngũ.
* Về trình độ tin học, ngoại ngữ: Tỷ lệ giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh có trình độ A tin học và ngoại ngữ trở lên gia tăng đáng kể (Giáo viên có trình độ Tin học chiếm 90,1%, trình độ ngoại ngữ gần 82%). Việc nhiều giáo viên có trình độ tin học và ngoại ngữ là do ngành giáo dục đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo bồi dƣỡng trình độ tin học và ngoại ngữ cho giáo viên hàng năm và xuất phát từ điều kiện thực tiễn vì đây là một tiêu chuẩn khi tuyển dụng đội ngũ.
Tỉ lệ giáo viên hạn chế về trình độ tin học, ngoại ngữ tập trung ở nhóm giáo viên có tuổi cao, không có khả năng tiếp cận đào tạo bồi dƣỡng. Đây là một nguyên nhân dẫn đến giáo viên một số trƣờng chƣa làm tốt công tác tự bồi dƣỡng, khai thác, chia sẻ kiến thức trên mạng, chƣa kịp thời cập nhật thu thập thông tin dữ liệu phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
Trƣớc yêu cầu của thời kỳ CNH - HĐH, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu hƣớng hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và khoa học công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, linh hoạt, năng động, sáng tạo, có khả năng hợp tác làm việc. Muốn vậy, đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT phải nỗ lực, khơi dậy đƣợc tiềm năng của bản thân để tự đào tạo, bồi dƣỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, nâng cao trình độ chuyên môn để họ cập nhật đƣợc những tri thức mới, tiên tiến, hiện đại nhất.
2.4.1.2. Về cơ cấu giới tính, dân tộc, độ tuổi, số lượng đảng viên
Theo số liệu cung cấp của Sở Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi có đƣợc bảng số liệu về cơ cấu giáo viên THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.6: Cơ cấu giáo viên THPT về giới tính, dân tộc, độ tuổi và đảng viên
SL trƣờng theo vùng T.Số GV Nữ Dân tộc Đảng viên Độ tuổi T.số Nữ DT ≤ 30 31 - 40 41 - 50 >50 Vùng 1 (26) 1 142 822 42 38 587 197 532 253 160 Vùng 2 (11) 521 376 156 141 216 285 215 9 12 Vùng 3 (40 187 135 2 2 71 65 70 29 23 Vùng 4 (15) 492 354 16 16 195 169 195 66 62 T.Số 2 342 1 687 216 197 1069 716 1 012 357 257 T.lệ (%) 100 72% 9% 8% 46% 31% 43% 15% 11%
(Số liệu do Phòng TCCB Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cung cấp )
Qua trao đổi với chuyên gia tại Sở Giáo dục và Đào tạo, qua bảng khảo sát một số cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi có đƣợc những thông tin đánh giá thực trạng về cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh
*Về cơ cấu độ tuổi: Trong tổng số giáo viên THPT toàn ngành, độ tuổi
dƣới 30 và từ 31-40 chiếm đa số (tƣơng ứng 31% và 40%), số lƣợng giáo viên có độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 11% toàn ngành.
Cơ cấu theo độ tuổi của giáo viên THPT tại các cơ sở giáo dục phân hóa không đồng đều, tại các trƣờng vùng 1 (vùng thuận lợi), tỉ lệ giáo viên có tuổi cao có số lƣợng đông đảo hơn so với các vùng khác, ổn định, trong khảng 31 đến 50 chiếm đa số, độ tuổi này sức khỏe còn tốt, có khả năng tiếp cận những vấn đề mới nhanh, có kinh nghiệm và sự trải nghiệm trong công tác, trong cuộc sống; nhìn nhận đánh giá đúng và toàn diện các lĩnh vực của xã hội.
Tại các vùng miền núi, hải đảo, số giáo viên phần lớn còn trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi dƣới 40, chỉ có một số ít diện cao tuổi chuẩn bị nghỉ hƣu theo chế độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sự phân hóa về độ tuổi có nhiều bất cập, cơ cấu về số lƣợng giáo viên theo độ tuổi không đồng đều làm hạn chế tính kế thừa giữa các thế hệ, hạn chế sự ổn định, phát triển bền vững lâu đài của các nhà trƣờng.
*Về cơ cấu giới tính: Đặc thù của ngành giáo dục là giáo viên nữ chiếm
tỉ lệ cao (chiếm 72% trong tổng số giáo viên). Nhƣng tỉ lệ nam/nữ phân bố không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, nhiều trƣờng có quy mô nhỏ, độ tuổi giáo viên trẻ chỉ có 4-5 giáo viên nam, còn lại cơ bản là giáo viên nữ. Đây là một vấn đề bất cập nhƣng khó khăn trong việc điều chỉnh lại cơ cấu. Các đơn vị có số giáo viên trẻ, tỉ lệ nữ cao thì thƣờng xuyên phải bố trí nghỉ chế độ thai sản, khó khăn trong việc phân công bố trí công tác. Bên cạnh đó, môi trƣờng làm việc có nhiều giáo viên nữ là môi trƣờng thƣờng tập trung những mâu thuẫn, xung đột trong giao tiếp ứng xử, ngoài ra những cơ sở giáo dục tại các vùng khó khăn, miền núi thì vẫn còn nhiều giáo viên nữ còn trẻ, chƣa lập gia đình, ít có điều kiện giao lƣu tiếp cận để xây dựng gia đình, ổn định cuộc sống yên tâm công tác.
*Về cơ cấu Đảng viên: Công tác phát triển đảng viên đƣợc các cấp ủy
đảng chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các chi, đảng bộ cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị cơ sở, không ngừng đổi mới nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của đảng.
Thực trạng, 100% các cơ sở giáo dục đều có Chi, Đảng bộ độc lập. Tỉ lệ giáo viên là đảng viên tại các cơ sở Đảng trong trƣờng học chiếm 46%. Số giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ đều đƣợc bồi dƣỡng, đƣa vào hàng ngũ của đảng. Tỉ lệ đảng viên giữa các cơ sở giáo dục có tỉ lệ cơ bản giống nhau và tƣơng đối cao, đây là điều kiện thuận lợi để phát huy trình độ lý luận, tƣ tƣởng, phẩm chất đội ngũ nhà giáo, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.
* Về thành phần dân tộc: Đội ngũ giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 9% trong tổng số. Số lƣợng giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bố không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, chủ yếu tập trung ở các cơ sở giáo dục vùng khó khăn, miền núi (nơi có nhiều học sinh là ngƣời dân tộc). Tại các cơ sở giáo dục vùng thuận lợi không bị ảnh hƣởng bởi cơ cấu giáo viên là ngƣời dân tộc. Tuy nhiên số giáo viên biết tiếng dân tộc, hiểu đƣợc tâm, sinh lý học sinh dân tộc tại các cơ sở giáo dục miền núi còn quá ít. Cho đến nay, việc bồi dƣỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục có nhiều học sinh dân tộc mới chỉ qua một chƣơng trình bồi dƣỡng ngắn hạn. Vì vậy, việc tạo nguồn đào tạo sƣ phạm để có đủ số lƣợng và chất lƣợng cho đào tạo giáo viên dân tộc là rất cần thiết.
2.4.1.3. Về cơ cấu chuyên môn (cơ cấu bộ môn)
Hầu hết các cơ sở giáo dục trong tỉnh có hiện tƣợng thừa thiếu cục bộ
theo môn học. Việc bố trí sắp xếp để hài hòa cơ cấu giữa các môn học sẽ không thể có sự tuyệt đối. Lý do:
- Theo quy định tại định mức biên chế (Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT-BNV của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ) ứng với mối lớp sẽ đƣợc giao biên chế tƣơng ứng 2,25 giáo viên, do đó số lƣợng giáo viên tại mỗi trƣờng học sẽ là cố định theo số lớp. Chỉ tiêu biên chế đƣợc Sở GD&ĐT giao hàng năm.
- Theo quy định về chế độ ngày giờ làm việc của giáo viên THPT: định mức giờ dạy tiêu chuẩn của giáo viên THPT là 17 tiết/tuần.
Việc đảm bảo cân đối tất cả các giáo viên thực hiện đủ 17 tiết/tuần là không thể thực hiện tuyệt đối vì mỗi môn học có sự phân phối khác nhau về tỉ lệ số tiêt/tuần, ngoài các nhiệm vụ chuyên môn, giáo viên còn thực hiện kiêm nhiệm nhiều công việc khác cũng đƣợc quy đổi theo số tiết dạy (chủ nhiệm 4 tiết/tuần, thƣ ký hội đồng 02 tiết/tuần, Tổ trƣởng chuyên môn 03 tiết/tuần....).
Để nắm rõ thực trạng cơ cấu giáo viên theo môn học, chúng tôi thực hiện điều tra khảo sát thực trạng đối với một số đồng chí Lãnh đạo trƣờng, lãnh đạo đoàn thể, tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên có thành tích, có kinh nghiệm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các trƣờng THPT chi theo các nhóm trƣờng (vùng 1: TX, TP; vùng 2: Miền núi; vùng 3: Hải đảo; vùng 4: Nông thôn) bao gồm 165 ngƣời chia theo số lƣợng các trƣờng:
- Vùng 1: 04 trƣờng, có tổng số 73 ngƣời tham gia đánh giá; - Vùng 2: 02 trƣờng, có tổng số 37 ngƣời tham gia đánh giá; - Vùng 3 01 trƣờng có tổng số 18 ngƣời tham gia đánh giá; - Vùng 4: 02 trƣờng, có tổng số 37 ngƣời tham gia đánh giá.
Phân tích số liệu khảo sát để chấm điểm cho các mức độ của khía cạnh khảo sát, chúng tôi có bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.7: Đánh giá của các khách thể điều tra về cơ cấu giáo viên THPT theo môn học
TT Cơ cấu số lƣợng giáo viên từng môn học Số ngƣời tham gia đánh giá Mức điểm đánh giá Rất hợp lý Bình thƣờng Không hợp lý ∑ X 1 Trƣờng vùng 1 (04 trƣờng) 73 23 33 17 152 2,08 2 Trƣờng vùng 2 (02 trƣờng) 37 1 12 24 51 1,38 3 Trƣờng vùng 3 (01 trƣờng) 18 1 5 12 25 1,39 4 Trƣờng vùng 4 (02 trƣờng) 37 14 23 51 1,38 Cộng 165 25 64 76 279
Kết quả bảng thống kê trên cho thấy, cơ cấu giáo viên theo từng môn học hầu hết ở mức độ chƣa hợp lý, cụ thể tại các vùng nhƣ sau:
Các trƣờng vùng 1: X =2,08, mức độ đánh giá về cơ cấu giáo viên theo
môn học ở mức trung bình, điều này phản ánh đúng thực trạng tại các trƣờng vùng thị xã, thành phố, các trƣờng đều có quy mô lớn, số lƣợng giáo viên đông đảo nên việc bố trí giáo viên phù hợp theo định mức tiết dạy và các hoạt động kiêm nhiệm khác. Theo mức độ đánh giá, vẫn có một số ý kiến về đánh giá mức độ chƣa hợp lý trong cơ cấu giáo viên theo môn học (17 ý kiến đánh giá chƣa hợp lý).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các trƣờng vùng 2,3,4: Mức độ đánh giá thấp (X <2), chứng tỏ tại các trƣờng vùng khó khăn, cơ cấu giáo viên theo môn học còn nhiều bất cập trong nhiều bộ môn. Hầu hết các đối tƣợng tham gia khảo sát đều đánh giá ở mức độ chƣa hợp lý. Tại các trƣờng vùng này, hầu hết có quy mô nhỏ, số lƣợng giáo viên ít, có nhiều môn học đơn vị tiết học ít nên chỉ có 2-3 giáo viên, điều đó có thể thiếu hoặc thừa cục bộ (thiếu ½ giáo viên, thừa ¾ giáo viên....) hoặc dôi dƣ giáo viên theo môn học.
2.4.1.4. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên THPT
Để có cơ sở đánh giá thực trạng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của