Nội dung phát triển cơ cấu giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 38 - 139)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Nội dung phát triển cơ cấu giáo viên THPT

1.4.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch phát triển cơ cấu giáo viên THPT

Là việc xây dựng các loại kế hoạch về nhu cầu sử dụng có hiệu quả đội ngũ hiện có và tƣơng lai, dựa vào chiến lƣợc của từng cơ sở giáo dục và hệ thống giáo dục để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch phát triển cơ cấu giáo viên có hai bƣớc cơ bản sau:

- Thống kê thực trạng cơ cấu viên, phân tích những điểm thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức, đánh giá nguyên nhân trong việc phát triển cơ cấu giáo viên; dự báo yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và những tiêu chí cần thiết khác của công tác phát triển cơ cấu giáo viên.

- Căn cứ tình hình phát triển đội ngũ giáo viên; căn cứ nhu cầu giáo viên theo quy mô hạng trƣờng để đề xuất các biện pháp để phát triển cơ cấu giáo viên phù hợp với nhu cầu của đơn vị.

1.4.2.2. Phân công, sắp xếp đội ngũ giáo viên THPT

- Đảm bảo có đƣợc đội ngũ giáo viên đủ theo quy định về định mức biên chế phù hợp theo cơ cấu môn học (đối với giáo viên THPT quy định 2,25 giáo viên/1 lớp- Thông tƣ liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV).

- Về giới tính: Theo đặc thù của ngành giáo dục, tỉ lệ nữ giới trong đội ngũ giáo viên chiếm đa số. Việc phân công sắp xếp giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục phải quan tâm đến cơ cấu theo giới tính. Ƣu tiên giáo viên nữ tại các cơ sở giáo dục vùng khó khăn đƣợc sớm điều động luân chuyển về địa bàn thuận lợi theo nguyện vọng để tạo nên sự yên tâm công tác và ổn định gia đình. - Về trình độ chuyên môn: Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các cơ sở vùng không thuận lợi bằng việc bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên sâu, tăng cƣờng cho các cơ sở giáo dục còn hạn chế về chất lƣợng để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu hẹp khoảng cách về chất lƣợng giáo dục giữa vùng thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa công lập và ngoài công lập.

- Về thành phần dân tộc: Trong mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh, phải tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng giáo dục vùng miền núi. Tại các vùng miền này, đội ngũ học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số. Việc phát triển cơ cấu giáo viên cho các trƣờng này phải quan tâm nhiều đến việc bổ sung giáo viên biết tiếng dân tộc (cơ bản là giáo viên ngƣời địa phƣơng).

- Về yếu tố vùng miền, địa phƣơng: Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên

khi tốt nghiệp sƣ phạm ra trƣờng không đƣợc làm việc ở địa bàn nơi sinh sống, phải công tác xa gia đình, công tác tại các vùng có điều kiện không thuận lợi về KT-XH, việc phát triển cơ cấu giáo viên thoản mãn đƣợc yếu tố vùng miền là tạo điều kiện thuận lợi bố trí cho giáo viên đƣợc chuyển đổi hợp lý hóa gia đình đồng thời tạo điều kiện “mở”, hỗ trợ về cơ chế chính sách để sinh viên tốt nghiệp sƣ phạm đƣợc khi động đến vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác đƣợc yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.4.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT theo cơ cấu

Trên cơ sở đội ngũ hiện có, ngoài việc sắp xếp, bố trí để hợp lý về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu theo môn học, phải tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng, khuyến khích bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên theo nhiều phƣơng thức: đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, luân chuyển ngắn hạn để bồi dƣỡng, đào tạo sau ĐH...Việc đào, tạo bồi dƣỡng là nhiệm vụ thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình công tác của ngƣời giáo viên.

Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên thực hiện liên tục theo lộ trình, phải lấy kết quả của việc đào tạo bồi dƣỡng để sàng lọc, sắp xếp đội ngũ cho phù hợp với nhu cầu tùng đơn vị.

1.4.2.4. Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Việc thu hút nguồn nhân lực chỉ thực hiện đối với đội ngũ giáo viên có chất lƣợng cao về làm việc tại các cơ sở giáo dục có nhu cầu. Chính sách thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hút thực hiện theo nhiều hình thức: thu hút đội ngũ chuyên gia, giáo viên dạy giỏi; thu hút nguồn sinh viên giỏi; chính sách hỗ trợ học sinh giỏi tại địa phƣơng để theo học ngành sƣ phạm, sau khi tốt nghiệp ra trƣờng trở về địa phƣơng công tác.

1.4.2.5. Kiểm tra đánh giá, phân loại và điều chỉnh đội ngũ giáo viên theo cơ cấu

Với đội ngũ giáo viên hiện có, các cơ quan, các nhà quản lý phải tích cực kiểm tra đánh giá, sàng lọc luân chuyển bồi dƣỡng đội ngũ. Việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên qua công tác kiểm tra sẽ thấy đƣợc những điểm thuận lợi, những hạn chế, khó khăn để nhà quản lý có kế hoạch điều chỉnh, cải biến thực trạng theo hƣớng có lợi cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Đánh giá đúng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, năng lực của đội ngũ giáo viên THPT để làm căn cứ cho việc bố trí, sử dụng, luân chuyển, sắp xếp, đào tạo bồi dƣỡng thuận lợi nhất về cơ cấu trong các CSGD phổ thông.

Công tác kiểm tra kế hoạch phát triển đội cơ cấu giáo viên THPT là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý. Thông qua kiểm tra để nắm bắt tình hình, đánh giá chính xác, khách quan thực trạng đội ngũ trong nhà trƣờng và trong từng giai đoạn khi thực hiện sắp xếp đội ngũ trên cơ sở đối chiếu với các quy định của Luật giáo dục và hệ thống văn bản hƣớng dẫn hoạt động trong nhà trƣờng. Kiểm tra để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, tập trung vào các mục tiêu cơ bản nhƣ: xác định tầm nhìn, mục tiêu và sứ mạng nhà trƣờng; năng lực điều hành nhà trƣờng; lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực; quản lý các nguồn lực.

Nhƣ vậy, kiểm tra, đánh giá lộ trình phát triển cơ cấu giáo viên THPT có vai trò quan trọng trong quản lý giáo dục nói chung và xây dựng đội ngũ giáo viên trƣờng THPT nói riêng, phù hợp giữa lý luận và thực tiễn quản lý.

Phát triển cơ cấu giáo viên THPT phải đƣợc thực hiện theo hƣớng “mở” và “động”, duy trì và nâng cao những giá trị hiện có, xây dựng kế hoạch phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển củng cố bổ sung đội ngũ giáo viên để có đƣợc đội ngũ chuyên sâu về trình độ, phẩm chất, hài hòa về cơ cấu. Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp, chú trọng xây dựng phát triển đội ngũ cốt cán về chuyên môn, có năng lực, giáo viên ngƣời dân tộc thiểu số... Việc sắp xếp giáo viên THPT cho đồng bộ về cơ cấu đƣợc thực hiện trên cơ sở: đội ngũ hiện có, số lƣợng nghỉ hƣu, công tác điều chuyển, công tác tuyển dụng, chính sách thu hút theo nhu cầu....Việc sắp xếp nói trên trƣớc mắt sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phải có lộ trình và thời gian thực hiện, Số lƣợng hiện có không đơn giản để thực hiện việc sắp xếp bố trí theo hƣớng mệnh lệnh hành chính, phải đƣợc sự đồng thuận và phải có lộ trình thực hiện.

Việc xây dựng, phát triển cơ cấu giáo viên dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Phải đƣợc đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục cùng với các chính sách thu hút bồi dƣỡng nhân tài của tỉnh.

Việc phát triển cơ cấu giáo viên phải đảm bảo đồng bộ về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ. Quan hệ giữa số lƣợng, chất lƣợng và các yếu tố khác của cơ cấu đội ngũ trong quá trình phát triển cơ cấu giáo viên ở THPT đƣợc mô tả bằng sơ đồ sau:

Chất lƣợng

Số lƣợng Độ tuổi, giới tính, dân tộc, vùng miền

Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa các yếu tố trong công tác phát triển cơ cấu GV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phát triển cơ cấu giáo viên là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu giáo viên giữa các cơ sở giáo dục. Cơ cấu hợp

Phát triển cơ cấu giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có sự hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng ngƣời, học sinh có điều kiện đƣợc tiếp cận kinh nghiệm, kiến thức của nhiều thầy cô đƣợc đa dạng và phong phú.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển cơ cấu giáo viên THPT

Trong quá trình phát triển, giáo dục nói chung, phát triển giáo dục THPT nói riêng luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế, thì không thể tính toán hết tất cả các yếu tố ảnh hƣởng mà chỉ xem xét một số yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên THPT nói riêng, trong đó có cơ cấu giáo viên THPT. Mỗi vùng, miền, địa phƣơng lại có các điều kiện tự nhiên, điều kiện Kinh tế- xã hội khác nhau, tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, tác động ảnh hƣởng đến sự phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh.

1.4.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Yếu tố KT-XH bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân tích dân cƣ, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập bình quân, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ kinh tế chính trị.

Sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, vùng, miền với những chỉ tiêu chủ yếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, cơ cấu kinh tế giữa các ngành kinh tế có tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Mức sống của nhân dân đƣợc nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để con em họ đến trƣờng, là cơ sở quan trọng để phát triển quy mô giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng, từ đó ảnh hƣởng đến việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS về số lƣợng. Mặt khác kinh tế phát triển kéo theo đòi hỏi sự phát triển về chất lƣợng giáo dục, do đó chất lƣợng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên trung học cũng cần đƣợc nâng lên để đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển về kinh tế. Kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng và nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Các yếu tố nhƣ quan niệm sống, vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, các phong tục, tập quán, truyền thống, trình độ học vấn, trình độ nhận thức cũng có sự ảnh hƣởng lớn đến vấn đề quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Chẳng hạn nhƣ ở vùng đồng bằng nơi ngƣời Kinh sinh sống do trình độ nhận thức, trình độ học vấn cao hơn miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên quy mô giáo dục THCS giữa các địa phƣơng ở vùng đồng bằng cũng có sự khác nhau so với các địa phƣơng miền núi.

+ Sự gia tăng dân số và dân số trong độ tuổi đến trƣờng cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Những thông tin về sự phát triển dân số là cơ sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý dự báo đƣợc sự phát triển về quy mô học sinh, mạng lƣới trƣờng, lớp từ đó xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên một cách sát thực, đáp ứng đƣợc với yêu cầu đặt ra.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao tạo điều kiện cho việc đầu tƣ trong giáo dục. Nền chính trị ổn định, tiến bộ xã hội, quan điểm của các nhà lãnh đạo về giáo dục đúng đắn, đầu tƣ cho giáo dục thỏa đáng... là điều kiện tốt cho GD&ĐT phát triển. Trong đó, giáo dục THPT có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

1.4.3.2. Yếu tố văn hóa - khoa học - công nghệ

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nền KT - XH nói chung, giáo dục nói riêng không thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam có truyền thống lịch sử hơn 4000 năm đã trở thành động lực cho quá trình phát triển giáo dục.

Truyền thống, phong tục tập quán của địa phƣơng cũng ảnh hƣởng đến công tác giáo dục, ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên trƣờng THPT phải am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phƣơng nơi trƣờng đóng mới có thể làm tốt công tác giáo dục, vì mỗi học sinh đều gắn bó chặt chẽ với gia đình, dòng họ...

Khoa học công nghệ có tác dụng to lớn trong công tác phát triển giáo dục và phát triển cơ cấu giáo viên. Trình độ KH - CN càng cao càng có điều kiện để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vận dụng vào công tác quản lý, sắp xếp tính toán khoa học để có những chiến lƣợc hết sức cụ thể liên quan đến xây dựng quy hoạch giáo dục sát với thực tế hiện tại và trong tƣơng lai. Những tiến bộ của KH - CN tạo ra các phƣơng tiện hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện quá trình giáo dục và đào tạo. Đặc biệt CNTT đã tạo ra những thay đổi lớn trong công tác quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, gắn kết các mỗi quan hệ trong giáo dục, nâng cao hiệu quả phƣơng thức chuyển tải nội dung chƣơng trình đến ngƣời học, trong đổi mới phƣơng pháp dạy và học. Đây là các yếu tố khách quan, là môi trƣờng rất quan trọng cần đƣợc quan tâm trong quá trình sử dụng, bố trí, điều chuyển, thu hút và cụ thể hóa tiêu chuẩn, nhu cầu đội ngũ phù hợp với các điều kiện cụ thể của địa phƣơng.

1.4.3.3 Yếu tố bên trong của quá trình giáo dục và đào tạo

Các nhân tố bên trong của quán trình giáo dục và đào tạo nhƣ quy mô học sinh, số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ; mạng lƣới trƣờng, lớp các cấp học; các loại hình đào tạo chính quy, vừa học vừa làm; các loại hình trƣờng công lập, dân lập, tƣ thục; sự phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục; nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp, thời gian giáo dục... đều tác động đến sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng.

Đội ngũ giáo viên đủ, thiếu, đồng bộ hoặc chƣa đồng bộ, sự phấn đấu rèn luyện của cá nhân cán bộ, giáo viên tốt hay không tốt... đều ảnh hƣởng rất lớn đến công tác phát triển giáo viên nói chung và cơ cấu giáo viên THPT nói riêng trong tỉnh Quảng Ninh.

1.4.3.4 Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, và sự tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục địa phương

Đây là những nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác xây dựng và phát triển cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả và thành công đƣợc hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mƣu của cơ quan

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 38 - 139)