Biện pháp 2: Đổi mới công tác tuyển chọn, tuyển dụng giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 100 - 139)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới công tác tuyển chọn, tuyển dụng giáo viên

hướng phù hợp cơ cấu

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đảm bảo cho việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên THPT tại các cơ sở giáo dục đi vào nề nếp, cân đối hài hòa giữa số lƣợng và chất lƣợng, bổ sung cho những khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu giáo viên, đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục giữa các giai đoạn.

Đổi mới phƣơng thức tuyển dụng là cơ sở để tuyển chọn đƣợc đội ngũ giáo viên có chất lƣợng chuyên môn cao bổ sung vào các vị trí việc làm còn thiếu tại các cơ sở giáo dục đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ môn học, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu để chất lƣợng giáo dục của vùng miền khó khăn theo kịp vùng miền thuận lợi trong giai đoạn mới.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT tổ chức tuyển dụng đội ngũ GV có năng lực chuyên môn cao cho các cơ sở giáo dục vùng khó khăn (khó khăn về điều kiện KT-XH, chƣa có nhiều đội ngũ GV có năng lực cao, chất lƣợng giáo dục của địa phƣơng còn hạn chế); ƣu tiên tuyển dụng đội ngũ giáo viên ngƣời dân tộc thiểu số, diện cử tuyển cho các cơ sở giáo dục vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc tuyển dụng sẽ không tuyển theo địa chỉ cụ thể mà thực hiện tuyển dụng chung trong phạm vi toàn tỉnh. Trong kế hoạch xây dựng để tuyển dụng giáo viên, Sở GD&ĐT tập hợp các ƣu tiên về nhu cầu cần tuyển của các đơn vị (nhu cầu về số lƣợng, nhu cầu về trình độ chuyên môn, nhu cầu về cơ cấu giới tính, nhu cầu về tính vùng miền, địa phƣơng, dân tộc....) đăng tải công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng để cho các ứng viên có thông tin đăng ký dự tuyển. Kết thúc kỳ tuyển dụng, Sở GD&ĐT sẽ điều động bố trí các thí sinh trúng tuyển tới các đơn vị theo nhu cầu các đơn vị đã đăng ký trong kế hoạch.

* Các bước tổ chức thực hiện biện pháp:

- Thực hiện chuyển đổi công tác của giáo viên trước khi xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển dụng: Hàng năm, sau khi kết thúc năm học, Sở GD&ĐT đều có kế hoạch điều động giáo viên dựa trên nhu cầu xin chuyển công tác của giáo viên để hợp lý gia đình (việc xin chuyển công tác đối với giáo viên là việc làm thƣờng xuyên trong mỗi năm học, nhu cầu xin chuyển công tác chủ yếu xin chuyển từ vùng khó khăn về vùng thuận lợi KT-XH).

Các cơ sở giáo dục tập hợp hồ sơ xin chuyển công tác của giáo viên báo cáo về Sở, đồng thời báo cáo rõ nhu cầu cần bổ sung giáo viên theo cơ cấu từng môn học để thay thế cho số nghỉ hƣu, số dự kiến sẽ chuyển công tác. Tổng hợp các thông tin trên, Sở GD&ĐT sẽ đối chiếu nhu cầu thực tế của từng đơn vị, căn cứ quy định tại định mức biên chế giáo viên để giải quyết chuyển đổi.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng: Sau khi hoàn thiện thủ tục chuyển đổi công

tác đối với giáo viên, nhiều đơn vị sẽ thiếu giáo viên cục bộ theo từng môn học, do đó cần thiết phải tổ chức tuyển dụng để bổ sung cho vị trí việc làm còn thiếu.

- Tổ chức tuyển dụng: Việc tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Nghị

định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó có các đối tƣợng đƣợc ƣu tiên xét tuyển đặc cách không qua thi tuyển, đó là: Sinh viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi, xuất sắc; Thạc sỹ, Tiến sỹ, ngƣời có trình độ đại học sƣ phạm đã có thời gian làm hợp đồng đủ 36 tháng (trừ thời gian tập sự) là giáo viên dạy giỏi và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong điều kiện hiện tại, số lƣợng ứng viên dự tuyển rất nhiều trong điều kiện chỉ tiêu tuyển dụng còn hạn chế, Sở GD&ĐT có điều kiện thuận lợi để tuyển chọn đƣợc ứng viên thích hợp để bổ sung cho các vị trí việc làm còn thiếu theo cơ cấu định ra.

Hình thức tuyển dụng: Chỉ thực hiện theo hình thức xét tuyển đặc cách. Nội dung xét tuyển đặc cách bao gồm 02 công đoạn:

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký dự tuyển;

+ Sát hạch năng lực: phỏng vấn năng lực chuyên môn, giao tiếp sƣ phạm, trình độ hiểu biết kiến thức chung trong lĩnh vực giáo dục và xã hội.

- Quyết định trúng tuyển và phân công công tác: sau khi đã tuyển chọn đƣợc những ứng viên đủ điều kiện qua phần sát hạch, Sở GD&ĐT hoàn tất hồ sơ báo cáo Sở Nội vụ phê duyệt các thí sinh trúng tuyển. Tiến hành phân công sắp xếp giáo viên tới các đơn vị có nhu cầu.

3.2.2.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp trên, các cơ sở giáo dục phải dự báo chính xác nhu cầu cần tuyển giáo để báo cáo Sở xây dựng kế hoạch tuyển dụng chung trong toàn tỉnh.

Để tuyển chọn đƣợc giáo viên đáp ứng yêu cầu về cơ cấu (chất lƣợng chuyên môn, giới tính, ngƣời dân tộc, ngƣời địa phƣơng...) thì số lƣợng ứng viên tham gia dự tuyển phải nhiều hơn chỉ tiêu dự tuyển. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra sát hạch phải chính xác, khách quan, nội dung sát hạch phải có tính phân hóa cao để đảm bảo tuyển chọn đƣợc giáo viên có chất lƣợng, phù hợp theo cơ cấu.

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng nguồn giáo viên chất lượng cao tạo nguồn cho các cơ sở giáo dục còn hạn chế về năng lực đội ngũ, bất cập về cơ cấu giáo viên

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Tạo nguồn giáo viên ngƣời địa phƣơng có chất lƣợng chuyên môn tại các cơ sở giáo dục còn bất cập về cơ cấu, hạn chế về chất lƣợng đào tạo. Việc tạo nguồn giáo viên chất lƣợng cao dựa trên chính sách đào tạo theo địa chỉ với mục đích xây dựng nguồn nhân lực phù hợp cơ cấu, nhu cầu từng đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc tuyển chọn, xây dựng nguồn giáo viên là ngƣời địa phƣơng sẽ thúc đẩy chất lƣợng giáo dục tại địa phƣơng, bản thân cá nhân đƣợc tuyển chọn yên tâm công tác, cống hiến và phát huy kiến thức nâng cao chất lƣợng giáo dục của ngôi trƣờng mình đang công tác.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT dựa trên dự báo nhu cầu giáo viên của từng cơ sở giáo dục trong giai đoạn 5 năm trở lên (thay thế đội ngũ nghỉ hƣu, đội ngũ giáo viên có dự định chuyển công tác hoặc phải tăng thêm biên chế do quy mô CSGD đƣợc mở rộng) xác định rõ số lƣợng cần thiết theo cơ cấu bộ môn, cơ cấu giới tính, diện dân tộc..., Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ tham mƣu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch chọn cử học sinh có kết quả học tập cao, là học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên có nhu cầu học ngành sƣ phạm, sau khi trúng tuyển vào các trƣờng sƣ phạm có chất lƣợng sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chế độ học bổng hàng năm (chỉ áp dụng với kết quả học tập từng năm đạt loại giỏi theo quy định của cơ sở đào tạo), các sinh viên đạt kết quả cao trong đào tạo sẽ ƣu tiên tuyển dụng về địa phƣơng công tác.

Theo kế quả điều tra, việc bất cập về cơ cấu giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh chủ yếu thuộc các địa bàn vùng khó khăn. Trên cơ sở đó, cần thiết phải bổ sung đội ngũ giáo viên có chất lƣợng, phù hợp cơ cấu cho các cơ sở giáo dục thuộc vùng miền này.

Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thuộc các địa bàn miền núi, hải đảo, nông thôn khảo sát chính xác nhu cầu giáo viên cần phải tuyển dụng giáo viên trong giai đoạn 5 năm trở lên (theo bộ môn dạy, giới tính, trình độ tiếng dân tộc...); có kế hoạch đăng ký, chọn cử học sinh đi học ngành sƣ phạm để thay thế bổ sung đội ngũ.

Đối tƣợng đƣợc chọn cử: Là các học sinh giỏi, đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh có nhu cầu, nguyện vọng theo ngành sƣ phạm. Các học sinh đƣợc chọn cử phải đƣợc hội đồng xét duyệt của tỉnh phê duyệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổ chức xét cử học sinh: Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan (Sở Nội vụ, Sở Tài chính...) tổ chức thẩm định kế hoạch, hồ sơ đăng ký của học sinh và nhu cầu của từng đơn vị ; tham mƣu UBND tỉnh phê duyệt chọn cử các học sinh giỏi đi học ngành sƣ phạm với chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mƣu HĐND, UBND tỉnh phê duyệt chính sách dựa trên chính sách thu hút nhân tài của tỉnh. Chính sách hỗ trợ theo hình thức học bổng, sau mỗi năm học, nếu sinh viên đƣợc có kết quả cao (loại giỏi hoặc tƣơng đƣơng) sẽ đƣợc hỗ trợ mỗi tháng 02 lần mức lƣơng tối thiếu, hỗ trợ toàn bộ học phí trong quá trình đào tạo chuyên môn, đào tạo ngoại ngữ, tin học.

Cam kết chất lƣợng và sau khi tốt nghiệp ra trƣờng: các trƣờng hợp học sinh đƣợc cử đi học, sau khi trúng tuyển phải cam kết chất lƣợng đào tạo. Sau khi tốt nghiệp ra trƣờng phải thực hiện sát hạch năng lực, trình độ chuyên môn tại tỉnh. Các cá nhân tốt nghiệp loại giỏi đƣợc ƣu tiên bố trí hợp đồng và xét tuyển đặc cách tại các đơn vị còn thiếu theo nhu cầu cá. Các cá nhân không đạt yêu cầu trong đào tạo phải bồi hoàn 50% kinh phí hỗ trợ của tỉnh.

Bố trí phân công công tác, tuyển dụng: việc bố trí phân công công tác hoặc tuyển dụng đối với các nguồn đào tạo nói trên đƣợc thực hiện chặt chẽ theo kế hoạch đã xây dựng. Trong trƣờng hợp không có nguồn tuyển nói trên, sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện việc điều động tăng cƣờng ngắn hạn giáo viên từ các cơ sở giáo dục khác đảm bảo phù hợp theo nhu cầu của đơn vị.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Biện pháp trên chỉ thực hiện đƣợc khi có nguồn học sinh giỏi lớp 12 tại địa phƣơng có nhu cầu và nguyện vọng theo học ngành sƣ phạm. Ngoài ra, sau khi trúng tuyển đại học, các sinh viên nói trên phải tu dƣỡng, cố gắng để đạt đƣợc kết quả cao trong học tập để khi tốt nghiệp ra trƣờng mới có đủ tiêu chuẩn để bố trí phân công công tác.

Chính sách ƣu đãi của tỉnh phải thực hiện đầy đủ và ổn định để cá nhân đăng ký nguyện vọng theo học ngành sƣ phạm yên tâm có động lực học tập và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng là nền tảng để các thế hệ học sinh giỏi kế tiếp có sự hứng thú theo ngành sƣ phạm.

3.2.4. Biện pháp 4: Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt để đào tạo, bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Thu hút đội ngũ giáo viên có chất lƣợng cao trong phạm vi toàn quốc, làm lực lƣợng mũi nhọn đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh, góp phần duy trì ổn định về cơ cấu để phát huy công tác phát triển chuyên môn đồng thời thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT vận dụng chính sách hút nhân tài của tỉnh, tuyển chọn các đối tƣợng là: sinh viên tốt nghiệp thủ khoa, chính quy tại các trƣờng ĐH sƣ phạm có chất lƣợng cao, nhà giáo ƣu tú, giáo viên giảng viên có trình độ tiến sỹ, chuyên gia giáo dục. Các đối tƣợng diện thu hút sẽ đƣợc hỗ trợ theo chính sách thu hút của tỉnh và ƣu tiên bố trí biên chế tại các trƣờng có chất lƣợng cao thuộc địa bàn thuận lợi (thành phố thị xã) và trƣờng chuyên của tỉnh.

Đội ngũ giáo viên đƣợc thu hút cùng với đội ngũ giáo viên dạy giỏi của tỉnh sẽ thực hiện vai trò là chuyên gia đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ trong phạm vi toàn tỉnh với các nhiệm vụ phối hợp với chuyên gia của Sở tổ chức bồi dƣỡng theo chuyên đề, bồi dƣỡng kỹ năng, kiến thức cho giáo viên.

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch về nhu cầu cần thu hút đội ngũ chuyên gia, giáo viên dạy giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các sơ sở đào tạo uy tín. Đăng tải trên phƣơng tiện thông tin đại chúng việc thu hút nhân lực theo về công tác tại các cơ sở giáo dục thuận lợi kèm theo chính sách hỗ trợ theo quy định của tỉnh.

Tổ chức sát hạch tiếp nhận: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức sát hạch tiếp nhận dựa trên hồ sơ về những thành tích cá nhân đối với đối ngũ chuyên gia,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 95 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà giáo ƣu tú, giáo sƣ, tiến sỹ...; tổ chức sát hạch trình độ đối với sinh viên giỏi tốt nghiệp thủ khoa đại học. Các cá nhân đáp ứng theo tiêu chuẩn, trình độ và năng lực sẽ ƣu tiên phân công bố trí công tác

Phân công bố trí công tác: trƣớc mắt, đội ngũ giáo viên diện thu hút sẽ về công tác tại các đơn vị thuộc địa bàn thành phố, thị xã và trƣờng THPT Chuyên của tỉnh. Trong giai đoạn tiếp theo, đội ngũ giáo viên diện thu hút có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dƣỡng, sàng lọc đội ngũ theo hƣớng tổ chức bồi dƣỡng cho giáo viên hàng năm hoặc điều động ngắn hạn đến các cơ sở giáo dục để bồi dƣỡng đội ngũ tại chỗ.

Việc bồi dƣỡng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong mỗi năm học. Sau mỗi đợt bồi dƣỡng sẽ thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên theo giờ giảng và kiểm tra kiến thức chuyên môn. Cá nhân đạt yêu cầu đƣợc bảo lƣu kết quả 02 năm, cá nhân không đạt yêu cầu sẽ phải bồi dƣỡng lại và lấy kết quả để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trong năm tại đơn vị.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Phải thu hút đƣợc đội ngũ giáo viên giỏi theo chính sách thu hút của tỉnh. Cùng với đó, các giáo viên dạy giỏi, cốt cán của mỗi bộ môn hiện có phải tích cực trau dồi bổ sung kiến thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị để cùng với các giáo viên diện thu hút tổ chức đƣợc các chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn cho các giáo viên còn hạn chế về năng lực, làm cơ sở để sàng lọc, phân loại chất lƣợng đội ngũ.

3.2.5. Biện pháp 5: Điều chỉnh cơ cấu, sắp xếp tổ chức theo hướng điều động ngắn hạn giáo viên

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Điều động ngắn hạn giáo viên giữa các cơ sở giáo dục với nhau trong mục đích:

- Để các cơ sở giáo dục thuận lợi trong việc bố trí sắp xếp phân công công tác giáo viên trong điều kiện có tình trạng thừa, thiếu cục bộ theo môn học; thiếu hụt giáo viên trong những giai đoạn ngắn (nghỉ thai sản, đi học, nghỉ ốm..)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 96 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Bổ sung lực lƣợng có chất lƣợng chuyên môn cao cho đơn vị. - Kết hợp việc điều động ngắn hạn để đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ;

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT thực hiện điều động ngắn hạn đối với 02 nhóm đối tƣợng: - Điều động ngắn hạn các giáo viên có chất lƣợng chuyên môn còn hạn chế theo kết quả đánh giá xếp loại hàng năm của đơn vị; các giáo viên thuộc diện tỉnh cử đi học từ nguồn học sinh giỏi địa phƣơng mới ra trƣờng ít kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 100 - 139)