Cơ cấu, cơ cấu giáo viên

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Cơ cấu, cơ cấu giáo viên

1.2.3.1. Cơ cấu

Theo Từ điển Tiếng Việt 2002: “Cơ cấu là cách tổ chức, sắp xếp các thành phần nhằm thực hiện chức năng của một chỉnh thể” [42].

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng, do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức nhƣ thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.

Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải bảo đảm những yêu cầu sau:

- Tính mục tiêu: một tổ chức đƣợc coi là có kết quả nếu thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

- Tính tối ƣu: trong cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phân hệ, bộ phận và con ngƣời (không thừa mà cũng không thiếu) để thực hiện các hoạt động cần thiết.giữa các bộ phận và cấp tổ chức đều thiết lập đƣợc những mối quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất.

-Tính tin cậy: cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của tất cả thông tin đƣợc sử dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong tổ chức.

- Tính linh hoạt: đƣợc coi là một hệ tĩnh cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng nhƣ ngoài môi trƣờng.

- Tính hiệu quả: cơ cấu tổ chức phải đảm bảo thực hiện những mục tiêu của tổ chức với chi phí thấp nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.3.2. Cơ cấu giáo viên

Cơ cấu giáo viên là việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên để chuẩn hóa, hợp lý về các tiêu chuẩn: số lƣợng, trình độ, bộ môn, chuyên ngành đào tạo, độ tuổi, giới tính, dân tộc...theo từng cấp học, ngành học trong các cơ sở giáo dục.

Cơ cấu đội ngũ giáo viên sẽ đƣợc nghiên cứu trên các tiêu chí có liên quan đến biện pháp phát triển đội ngũ. Các nội dung cơ bản gồm:

- Cơ cấu giáo viên theo chuyên môn hay còn gọi là cơ cấu bộ môn:

Đó là tình trạng tổng thể về tỉ trọng giáo viên của các môn học hiện có ở trƣờng phổ thông; sự thừa, thiếu giáo viên ở mỗi môn học. Các tỉ lệ này vừa phải phù hợp với định mức quy định thì ta có đƣợc một cơ cấu chuyên môn hợp lý. Ngƣợc lại thì phải điều chỉnh nếu không sẽ ảnh hƣởng tới hiệu quả của các hoạt động giáo dục.

- Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo:

Cơ cấu giáo viên theo trình độ đào tạo là sự phân chia giáo viên theo tỉ trọng của các trình độ đào tạo nhƣ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Sau đại học. Xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng là một giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Số giáo viên chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo đƣơng nhiên cần phải nâng chuẩn. Nhƣng xác định một tỉ lệ thỏa đáng số giáo viên đào tạo vƣợt chuẩn là một vấn đề cần xem xét để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ. Trong điều kiện kinh phí còn khó khăn nhƣ hiện nay, một đội ngũ ngang tầm nhiệm vụ của cấp học có lẽ sẽ tốt hơn một đội ngũ vƣợt tầm yêu cầu mà trƣớc mắt chƣa thể sử dụng hết trình độ chuyên môn của họ.Chẳng hạn, đối với một nhà trƣờng thì việc xây dựng đƣợc một đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có năng lực sƣ phạm vững vàng đáp ứng tốt việc giảng dạy và giáo dục sẽ tốt hơn nhiều một đội ngũ giáo viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ mà không phát huy đƣợc hết khả năng của họ trong giảng dạy. Tùy thuộc vào điều kiện của từng trƣờng, vào đối tƣợng của học sinh, các nhà quản lý cần phải lựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chọn đƣợc phƣơng án tối ƣu trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên cho phù hợp. Trong tình hình hiện nay, đội ngũ giáo viên đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới nội dung, chƣơng trình thì nên chọn hình thức bồi dƣỡng thƣờng xuyên các chuyên đề nâng cao của bộ môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trƣớc mắt và hình thức đào tạo sau ĐH để nâng chuẩn.

- Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi:

Việc phân tích giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hƣớng phát triển của tổ chức để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung.

- Cơ cấu giáo viên theo giới tính:

Chỉ xét mặt tỉ trọng của cơ cấu giới tính đội ngũ giáo viên trong trƣờng THPT có thể không nói lên điều gì sự phát triển về giới. Bởi vì, khác với thị trƣờng lao động thuộc các lĩnh vực khác, ở đây giáo viên nữ thƣờng chiếm một tỉ lệ cao hơn nam giới.

Tuy nhiên, về các khía cạnh nhƣ: Điều kiện để đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nữ ảnh hƣởng rất nhiều nhƣ thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, con ốm…lại là các yếu tố có tác động đến chất lƣợng đội ngũ. Do đó, cơ cấu về giới tính có liên quan đến chất lƣợng giáo dục và đào tạo.

- Cơ cấu giáo viên theo yếu tố địa phương, vùng miền, dân tộc:

Xác định cơ cấu địa bàn sinh sống của giáo viên nên đảm bảo đồng bộ với nơi công tác. Qua đó, đội ngũ giáo viên mới có điều kiện sinh hoạt, chăm sóc gia đình, bản thân yêu tâm trong việc giảng dạy. Bên cạnh đó, các yếu tố vùng miền, địa phƣơng ảnh hƣởng nhiều đến phát triển chất lƣợng giáo dục. Tại các địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống sẽ rất cần thiết phải có đội ngũ giáo viên là ngƣời địa phƣơng, hiểu phong tục, tập quán, biết tiếng dân tộc.. để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, động viên thúc đẩy hoạt động giáo dục của đơn vị phù hợp với điều kiện Kinh tế- xã hội của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm lại, nghiên cứu cơ cấu đội ngũ giáo viên là để có tác động cần thiết thông qua quản lý đội ngũ nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu suất công tác của từng cá nhân và của cả đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Phát triển cơ cấu giáo viên Trung học Phổ thông ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 đến 2020 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)