Sự cần thiết và phƣơng hƣớng hoàn thiện phân tích BCTC của các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 104 - 168)

5. Kết cấu của đề tài

4.2. Sự cần thiết và phƣơng hƣớng hoàn thiện phân tích BCTC của các

tại Vietinbank Phú Thọ

Hiện nay cơ cấu thu nhập của Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Thực chất hoạt động tín dụng có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều rủi ro. Trong 5 năm liên tiếp (từ 2008 - 2012) Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ luôn để tình trạng phát sinh nợ xấu ảnh hƣởng tới kết quả, hiệu quả của hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Có rất nhiều nguyên nhân từ khách quan và chủ quan dẫn đến phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên nguyên nhân chính và sâu xa xuất phát từ việc phân tích báo cáo tài chính của khách hàng chƣa tốt, chƣa nhận định đúng tình hình sản xuất kinh doanh, chƣa dự báo, cảnh báo đƣợc rủi ro của khách hàng từ việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn.

Do đó rất cần thiết phải hoàn thiện việc phấn tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn. Do đó rất cần thiết phải hoàn thiện việc phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ.

4.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC của DNVV tại Vietinbank Phú Thọ

4.3.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin

Nhƣ chúng ta đã biết, nguồn thông tin có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào để qua xử lý Ngân hàng có đƣợc đầu ra là những quyết định tín dụng. Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác mang tính chất quyết định tới công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn. Ngoài ra, nguồn thông tin đầy đủ cũng giúp Ngân hàng nắm bắt đƣợc diễn biến của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, những biến động kinh tế và những thay đổi trong chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế của nhà nƣớc, từ đó Ngân hàng đề ra những chính sách, biện pháp kịp thời, nhằm điều chỉnh các hoạt động tránh những rủi ro, thiệt hại và ổn định để phát triển. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác thu thập, nhất là thông tin liên quan đến cấc báo cáo tài chính DN.

Trƣớc mắt Chi nhánh Phú Thọ nên thiết lập cơ sở dữ liệu lƣu trữ thông tin có hệ thống về các doanh nghiệp đã từng có hoặc đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh đƣợc phân theo ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động để dễ tra cứu. Ngoài ra còn có các thông tin tổng hợp chung đƣợc cập nhật về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và những khó khăn thuận lợi đang diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh đó mà cán bộ tín dụng cần lƣu ý phân tích. Các nguồn thông tin này đƣợc Ngân hàng lƣu trữ dƣới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dạng các Ngân hàng dữ liệu bằng vi tính và đƣợc nối mạng nội bộ, mạng này đƣợc nối với Hội sở chính và nối mạng Internet để thuận lợi trong việc khai thác thông tin cho cả hệ thống Ngân hàng.

Để có đƣợc thông tin cho việc tổng hợp, Chi nhánh nên quy định các cán bộ tín dụng sau mỗi một khoản vay cũng phải tổng kết đánh giá về khách quan để tiến hành lƣu trữ một cách có hệ thống.

Để có những thông tin chất lƣợng cao, ngoài những hồ sơ tài liệu mà Ngân hàng nhận đƣợc từ khách hàng vay vốn, Ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp một số ngƣời chủ chốt liên quan đến DN: Giám đốc, Kế toán trƣởng... Kết hợp với phỏng vấn là đi quan sát thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của DN một cách nghiêm túc, kĩ lƣỡng chứ không phải mang tính hình thức nhƣ hiện nay để nắm rõ tình hình quá khứ và hiện tại. Nó cho phép ƣớc lƣợng đƣợc phần nào độ chính xác của một số các con số trong báo cáo tài chính của DN. Tuy nhiên hiệu quả của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm "nghệ thuật" của mỗi cán bộ tín dụng, nó yêu cầu năng lực tƣ duy, năng lực quan sát đánh giá của con ngƣời - điều mà tự mỗi cán bộ tín dụng rèn luyện cho mình trong thời gian làm việc chứ không theo sách vở nào chỉ dẫn cụ thể.

Khai thác triệt để nguồn thông tin tín dụng, thông tin tài sản thế chấp của doanh nghiệp vay vốn do Trung tâm tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nƣớc cung cấp. Việc vấn tin CIC không chỉ dừng lại khi thẩm định cấp tín dụng mà trong quá trình phân tích báo cáo tài chính định kỳ, trong sự kiện bất thƣờng cán bộ tín dụng phải tiến hành vấn tin để nắm bắt quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác để có sự điều chỉnh quyết định cáp tín dụng kịp thời. Đối với trung tâm rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Hiện nay hoạt động của trung tâm vẫn mang tính chất hình thức nên thông tin thu thập từ nguồn này không hữu ích trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên thông tin từ cơ quan này có đƣợc bên cạnh sự tìm tòi nghiên cứu của các thành viên trong trung tâm còn có lƣợng thông tin rất quan trọng từ các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cập nhật. Mà những thông tin do chi nhánh cập nhật lên mang tính chất thời sự giúp ích cho các chi nhánh khác trong quá trình tìm hiểu khách hàng để đƣa ra quyết định tín dụng. Do đó Chi nhánh NHCT Phú Thọ nói riêng và các Chi nhánh trong toàn hệ thống Ngân hàng Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thƣơng nói chung cần thƣờng xuyên cập nhật thông tin về trung tâm rủi ro để phát đi những thông tin chung, những cảnh báo về khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, cảnh báo về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh kịp thời nhất.

Với những báo cáo tài chính, Ngân hàng phải yêu cầu DN cung cấp số liệu của ít nhất là 3 năm gần nhất. Hiện nay mặc dù trong quy định yêu cầu thu thập BCTC doanh nghiệp 3 năm liên tiếp nhƣng trên thực tế các DN thƣờng chỉ cung cấp số liệu trong 2 năm, nhƣng số liệu trong 2 năm không thể nói lên xu hƣớng phát triển (điều này mang ý nghĩa thống kê). Hơn nữa với các doanh nghiệp không phải khách hàng truyền thống, cần yêu cầu khách hàng thực hiện kiểm toán các báo cáo này. Ngân hàng có thể yêu cầu DN phải có xác nhận của kiểm toán vào những báo cáo quyết toán gửi ngân hàng.

Hợp tác chặt chẽ với trung tâm phòng ngừa rủi ro để sẵn sàng cung cấp thông tin cho họ để phục vụ các đơn vị khác. Từ mối quan hệ này ngân hàng mới có thể dễ dàng khai thác thông tin tại đây hoặc từ các Ngân hàng khác. Hay nói cách khác, việc xây dựng quan hệ trao đổi thông tin với các ngân hàng trong cùng địa bàn và trong cùng hệ thống là rất cần thiết đối với chi nhánh.

4.3.2. Hoàn thiện nội dung, quy trình phân tích báo cáo tài chính DNVV

Công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn là vấn đề mà tất cả NHTM luôn tìm các biện pháp để hoàn thiện không riêng đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ. Các phƣơng pháp kĩ thuật, chỉ tiêu, chỉ số định mức của công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng DN thƣờng xuyên thay đổi của hệ thống quản lí tài chính. Các Ngân hàng không có sự quan tâm đúng mức thì khó có thể cập nhật đƣợc những thay đổi này.

Về phƣơng pháp: Có những trƣờng hợp sử dụng phƣơng pháp phân tích tỷ số đã cho kết quả chƣa rõ ràng, còn lƣỡng lự trong quyết định cho vay thì cán bộ tín dụng của Chi nhánh nên sử dụng thêm nhiều phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp số chênh lệch để tìm ra nguyên nhân nào.

Về hệ thống các chỉ số; Khi đánh giá tình hình tài chính của DN vay vốn, phân tích các chỉ số tài chính đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc tính toán một số hệ số quan trọng nhất định: hệ số khả năng thanh toán, hệ số cơ cấu vốn, hệ số phản ánh tình hình hoạt động và hệ số sinh lời để việc đánh giá DN một cách khách quan, chính xác. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣa có các chỉ tiêu định mức, các số liệu trung bình ngành để so sánh trong phân tích báo cáo tài chính. Để khắc phục điều này chi nhánh có thể tự tổng hợp số liệu ngành của riêng mình làm cơ sở cho cán bộ tín dụng so sánh đối chiếu khi phân tích. Để có đƣợc số liệu này chi nhánh có thể giao cho một bộ phận riêng chuyên thống kê số liệu các chỉ tiêu tài chính của DN đã và đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng trong các ngành nghề theo định kỳ để thấy đƣợc xu hƣớng chấp nhận chung của từng thời kỳ, từ đó đặt ra tiêu chuẩn cho riêng chi nhánh. Có thể nói đây là giải pháp rất khó thực hiện, thƣờng phải dựa vào kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng giỏi, tuy nhiên làm đƣợc sẽ đem lại lợi ích rất lớn.

Còn một vấn đề nữa đƣợc đặt ra trong quá trình phân tích các báo cáo tài chính DN vay vốn là cần phải dựa vào sự biến động tăng giảm của hệ số, chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và đánh giá từng khoản mục tài chính của DN chứ không phải chỉ là việc tính toán các hệ số đơn thuần nhƣ hiện nay. Việc phân tích nguyên nhân này có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá DN. Nếu một DN vì một lý do khách quan nào đó mà có khoản mục tài chính chƣa đạt yêu cầu thì vẫn có thể xem xét cho vay một DN có tình hình tài chính tốt mà đi cho vay đối với một DN có tình hình tài chính thực sự không tốt, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả tín dụng, tăng rủi ro cho Ngân hàng.

Trong một báo cáo thẩm định có rất nhiều phần thẩm định khác nhau nhƣ: thẩm định tƣ cách pháp nhân, thẩm định phƣơng án vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo... Nếu khâu phân tích báo cáo tài chính DN đi quá sâu hoặc quá dài dòng thì có thể gây thừa và lặp, chồng chéo lên nhau, nhiều khi lại phản tác dụng gây ra sự khó hiểu. Vì vậy, dựa trên quy định hƣớng dẫn phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, chi nhánh cần phải xây dựng lại hƣớng dẫn phân tích báo cáo tài chính dựa trên quy mô doanh nghiệp. Ví dụ với đặc điểm của Chi nhánh Phú Thọ số lƣợng doanh nghiệp lớn không nhiều chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, tại Chi nhánh nên phân chia khách hàng doanh nghiệp làm 3 nhóm: Nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn và xây dựng phƣơng pháp, nội dung phân tích cho từng nhóm khách hàng này phù hợp.Và trong quá trình phân tích cán bộ tín dụng nên vận dụng linh hoạt sáng tạo vào từng điều kiện, từng trƣờng hợp khác nhau. Nếu DN có qui mô lớn, đa dạng sản phẩm, các báo cáo tài chính phức tạp thì cần sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính của DN và có sự so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Ngƣợc lại, với những DN siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động thuần tuý, có báo cáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tài chính đơn giản thì chỉ cần sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu mà Ngân hàng quan tâm, không gây chồng chéo, trùng lặp mà lại không nêu bật đƣợc vấn đề cần quan tâm.

Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là bƣớc đặc biệt cần thiết trong quá trình phân tích báo cáo tài chính DN. Ngân hàng cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ BCLCTT và nếu trong trƣờng hợp khách hàng không có BCLCTT, cán bộ tín dụng nên tìm hiểu thu thập thêm thông tin từ kế toán đơn vị lập BCLCTT để làm cơ sở cho việc phân tích.

4.3.3. Hoàn thiện tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính DNVV

Đây là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một NHTM nào. Công tác đánh giá DN đƣợc tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm giảm thiểu rủi ro của Ngân hàng lẫn DN đồng thời giúp cho khâu phân tích báo cáo tài chính DN đƣợc diễn ra nhanh chóng, chính xác, làm cho DN nắm bắt đúng thời cơ kinh doanh. Vì vậy Ngân hàng cần đƣa ra những giải pháp hữu hiệu để từng bƣớc đạt đƣợc sự tối ƣu nhất về mặt tổ chức.

Hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng trong phòng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh là khá đồng đều nhƣng tại các phòng giao dịch trong chi nhánh thì trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế đặc biệt với các phòng giao dịch loại I (là phòng đƣợc cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp) Ngân hàng cần điều tiết cán bộ thẩm định cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong Chi nhánh sao cho phù hợp để có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, phát triển nghiệp vụ của mình nhƣng vẫn đảm bảo tƣ vấn cho ban lãnh đạo đƣa ra quyết định cấp tín dụng hạn chế rủi ro ở mức tốt nhất.

Khâu tổ chức phân công cán bộ tín dụng khách hàng doanh nghiệp sao cho phù hợp cũng đƣợc coi là rất quan trọng. Đối với phòng KHDN của Chi nhánh hiện nay chủ yếu là cán bộ trẻ do đó cách phân công nhiệm vụ trong phòng hiệu quả nhất là làm việc theo nhóm phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ, phát huy mặt mạnh của từng cán bộ, nhận định đƣa ra mang tính chất khách quan và đặc biệt làm việc theo nhóm sẽ là con đƣờng học nhanh nhất nâng cao trình độ chuyên môn cho mỗi cán bộ tín dụng. Theo cách phân công này mỗi công tác thẩm định sẽ đƣợc giao cho một nhóm thực hiện. Các thành viên trong nhóm sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu về một vấn đề sau đó tổng hợp ý kiến trao đổi đi đến thống nhất những nhận định về tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình tài chính doanh nghiệp. Nhƣ vậy công tác phân tích báo cáo tài chính DN sẽ đảm bảo chất lƣợng, khách quan cũng nhƣ thời gian theo qui định. Việc phân công trách nhiệm theo nhóm có nghĩa là một nhóm ngƣời sẽ đảm nhận một công việc và trong nhóm sẽ có thành viên chịu trách nhiệm chính, thành viên chịu trách nhiệm phụ do đó sau khi cấp tín dụng cho khách hàng nếu thành viên chính vắng mặt (hoặc luân chuyển công tác) thành viên phụ có khả năng thực hiện công việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

4.3.4. Nâng cao trình độ phân tích tài chính cho các cán bộ tín dụng

Trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, tính phức tạp và rủi ro rất cao nên nhân tố con ngƣời đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng cũng nhƣ công tác đánh giá khách hàng nói chung là nghiệp vụ quan trọng của hoạt động tín dụng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của các món cho vay, nên càng đòi hỏi cán bộ Ngân hàng thực hiện công việc này phải có trình độ cao hơn nghiệp vụ khác.

Yêu cầu của công tác này đòi hỏi lãnh đạo cũng nhƣ cán bộ trực tiếp làm công việc tín dụng không chỉ có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn phải có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 104 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)