Phân tích bảo đảm nợ vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2.3. Phân tích bảo đảm nợ vay

Phân tích bảo đảm nợ vay phải đảm bảo nguyên tắc: Phân tích chung cho toàn bộ nợ vay của doanh nghiệp (bao gồm nợ vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các đối tƣợng khác). Trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, tài sản có trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phải đƣợc phân tích, đánh giá và xác định đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm nợ vay cả về danh mục và giá trị.

Nội dung phân tích bảo đảm nợ vay: Căn cứ tài liệu thu thập và chất lƣợng tài sản có sau khi đã đánh giá và loại trừ các khoản mục kém chất lƣợng, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích bảo đảm nợ vay của khách hàng vay vốn theo ba bƣớc:

Bƣớc 1: Lập bảng phân tích bảo đảm nợ vay theo mẫu (Xem phụ lục 4) Sau khi lập bảng căn cứ vào kết quả bảng phân tích, cán bộ tín dụng thực hiện bƣớc 2 là phân tích nguyên nhân thiếu, thừa (nếu có) theo mẫu tại phụ lục 5

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân thiếu thừa cán bộ tín dụng đƣa ra đề xuất kiến nghị căn cứ vào kết quả phân tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi nợ vay của doanh nghiệp bị thiếu bảo đảm kết hợp với việc phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đi sâu đánh giá mức độ an toàn, khả năng thu hồi nợ do ngân hàng cho vay, cần phân tích một số nội dung sau:

+ Nợ vay của ngân hàng có đƣợc doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích xin vay theo phƣơng án, dự án vay vốn đã duyệt hay không ? Cơ cấu vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng trong giá trị các tài sản do ngân hàng đã cho vay với dƣ nợ theo từng hợp đồng tín dụng và giấy nợ. Phân tích tài sản, tiền vốn hình thành từ nợ vay của ngân hàng đang nằm ở hình thái nào, tài sản nào của doanh nghiệp, thực trang sử dụng tài sản, luân chuyển của các vật tƣ hàng hoá này và cân đối với dƣ nợ của các ngân hàng, xác định số dƣ nợ của ngân hàng không còn vật tƣ, tài sản bảo đảm.

+ Các tài sản thế chấp, cầm cố để đảm bảo tiền vay của ngân hàng (xem xét trên các phƣơng diện: giá trị, thủ tục pháp lý, công tác quản lý, khả năng xử lý khi cần thiết...). Khả năng bảo đảm nợ vay cho các khoản nợ vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản (thế chấp, cầm cố bằng tài sản).

+ Trƣờng hợp cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản cần phân tích đánh giá doanh nghiệp còn đủ các điều kiện vay theo cơ chế tín dụng không.

+ Phân tích tình hình nợ quá hạn (nợ quá hạn bình thƣờng, trên 6 tháng, khó đòi...) khả năng trả nợ của ngƣời vay. Mức độ rủi do của khoản vay.

Căn cứ vào kết quả phân tích bảo đảm nợ vay cần đƣa ra:

+ Các giải pháp cụ thể để khắc phục ngay tình trạng thiếu bảo đảm nợ vay, bảo đảm an toàn vốn cho vay, cụ thể:

- Bổ sung tài sản bảo đảm. Thu hồi ngay các khoản công nợ các khoản tiền vay sử dụng sai mục đích, các khoản tiền thu bán hàng thuộc đối tƣợng vay nhƣng không trả nợ cho ngân hàng, đôn đốc doanh nghiệp huy động các nguồn tiền khác để trả nợ phần thiếu bảo đảm cho ngân hàng.

- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Các giải pháp quản lý nhằm ngăn chặn khả năng phát sinh tiếp tình trạng thiếu bảo đảm. Chấn chỉnh việc ghi chép hạch toán kế toán. Thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

+ Các giải pháp quản lý nhằm bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng. Định hƣớng duy trì, phát triển hay hạn chế hoặc ngừng quan hệ tín dụng đối với doanh nghiệp. Nếu vốn cho vay của NH bị thất thoát lớn, DN vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng vốn vay, quản lý tài chính, không có khả năng trả nợ, Ngân hàng cần khởi kiện ra cơ quan pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)