Nguyên nhân của những tồn tại phân tích báo cáo tài chính DN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 99 - 103)

5. Kết cấu của đề tài

3.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại phân tích báo cáo tài chính DN

Những tồn tại trên đây của công tác phân tích DN vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, có thể từ phía ngân hàng, có thể từ phía DN, và những nguyên nhân khách quan khác.

a) Khó khăn vướng mắc từ bản thân Chi nhánh

+ Thứ nhất: Việc thu thập và nắm bắt thông tin về DN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đánh giá DN. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho cán bộ tín dụng tìm hiểu thông tin còn hạn chế nhƣ: điều kiện đi lại của cán bộ tín dụng đến các DN còn khó khăn, thông thƣờng cán bộ tín dụng phải tự lo về phƣơng tiện đi lại khi đến cơ sở của DN để tiến hành đánh giá thực tiễn. Hoặc những điều kiện cần thiết để cán bộ tín dụng có thể tiếp cận đƣợc các nguồn thông tin còn có nhiều khó khăn nhƣ: chƣa có kho dữ liệu chung về thông tin khách hàng, thông tin ngành, cảnh báo rủi ro ngành của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, của chi nhánh trong cùng hệ thống, chƣa có thiết bị để cập nhật các dữ liệu từ trung tâm thông tin thƣơng mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro...

+ Thứ hai: Việc thẩm định lại số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi tới ngân hàng chƣa đƣợc chú trọng. Điều này xuất phát từ nhận thức của chính cán bộ tín dụng chƣa thấy tầm quan trọng của việc đánh giá chất lƣợng tài sản nợ, tài sản có trên báo cáo ảnh hƣởng trực tiếp tới tất cả các bƣớc phân tích tiếp theo. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ trình độ của cán bộ tín dụng. Hầu hết CBTD đƣợc tuyển về phòng KHDN làm công tác thẩm định đều tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến tài chính, tín dụng ngân hàng. Để hiểu đƣợc báo cáo tài chính, để điều chỉnh chính xác các bút toán cần sự hiểu biết về kế toán doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thứ ba: Các nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn đƣợc thực hiện chƣa đầy đủ theo đúng quy định của NHCT VN nguyên nhân là do nhận thức chƣa đầy đủ của chính cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của các nội dung phân tích, mối quan hệ ràng buộc giữa các nội dung phân tích để thấy đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp. Và ngân hàng chƣa có các bộ chỉ tiêu định mức hoặc tiêu chuẩn (số liệu phân tích ngành) để làm cơ sở cho CBTD so sánh. Hiện nay CBTD mới chỉ dựa trên cảm tính, kinh nghiệm, hoặc dựa trên bảng xếp hạng khách hàng DN, mà những tiêu chuẩn xếp hạng này còn chƣa đƣợc cập nhật liên tục.

+ Thứ tƣ: Cán bộ của chi nhánh trình độ chủ yếu là đại học tuy nhiên không đƣợc đào tạo một cách bài bản do đó năng lực cán bộ tín dụng trong công tác phân tích báo cáo tài chính DN chƣa cao. Tuổi đời bình quân của cán bộ của chi nhánh cao, khả năng nắm bắt công nghệ thông tin còn hạn chế.

Mặc dù chất lƣợng phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau nhƣng yếu tố về bản thân năng lực đánh giá của mỗi cán bộ tín dụng là rất quan trọng, mang tính quyết định. Bên cạnh một số cán bộ tín dụng lâu năm, đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng vẫn còn một số ngƣời đƣợc sắp xếp không phù hợp đã làm giảm hiệu quả phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn tại ngân hàng. Vì thế trình độ chuyên môn trong công tác phân tích báo cáo tài chính còn bộc lộ nhiều hạn chế. Từ những khó khăn trên cho thấy cần có sự đoàn kết đồng lòng và sức mạnh tập thể rất lớn trong phòng nói riêng và trong toàn ngân hàng nói chung, có sự bổ sung hỗ trợ lẫn nhau trong kiến thức thực tế về thị trƣờng, các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho đội ngũ cán bộ tín dụng là vô cùng quan trọng với sự phát triển lâu dài của ngành ngân hàng. Bởi lẽ công tác phân tích báo cáo tài chính của DN vay vốn tại ngân hàng không chỉ đơn thuần là việc tính toán các chỉ tiêu bằng những công thức toán học có sẵn mà điều quan trọng hơn cả là các cán bộ tín dụng cần phải nhìn thấy đƣợc, phải đọc đƣợc, phải hiểu đƣợc những điều mà công thức ấy, con số ấy phản ánh. Chính vì thế, ngân hàng cần phải có những biện pháp hiệu quả, kịp thời để khắc phục những hạn chế từ bản thân cán bộ tín dụng.

+ Thứ năm: Cán bộ tín dụng thƣờng bám sát nội dung qui trình hƣớng dẫn đánh giá khách hàng do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ban hành nhƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chƣa có nhiều sáng tạo cho phù hợp với thực tế hoặc để khắc phục những hạn chế của văn bản đó.

b) Nguyên nhân từ phía DN vay vốn

+ Thứ nhất: Hoạt động kế toán của các doanh nghiệp trong tỉnh chƣa bài bản, do đó báo cáo tài chính chƣa đầy đủ, tính trung thực của các báo cáo tài chính DN chƣa cao. Theo quy định của Luật thuế các doanh nghiệp phải lập đầy đủ hệ thống báo cáo tài chính tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp gần nhƣ chƣa lập đầy đủ báo cáo (chỉ lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, không lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo mà nếu có lập chỉ mang tính hình thức). Các tài liệu quan trọng để cán bộ tín dụng đánh giá DN là các báo cáo tài chính DN đệ trình. Và trong thời buổi kinh tế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, không phải tất cả các báo cáo tài chính đều đƣợc kiểm tra kiểm toán đầy đủ trƣớc khi mang tới ngân hàng, không phải tất cả các số liệu đều đảm bảo tính trung thực. Thực tế chỉ có báo cáo tài chính của những DN nhà nƣớc là có độ tin cậy cao hơn, nội dung đầy đủ chi tiết, do hoạt động của loại hình này đƣợc quản lí khá chặt chẽ bởi một hệ thống các quy định về kế toán tài chính nhà nƣớc. Tuy nhiên đối với các DN thuộc thành phần ngoài quốc doanh, do cơ chế tài chính hiện nay đối với loại hình này còn khá lỏng lẻo, việc thực hiện các quy định về hạch toán, kế toán của DN chƣa đầy đủ chính xác. Hầu hết doanh nghiệp vay vốn thƣờng nộp cho ngân hàng các báo cáo tài chính phản ánh một cách có lợi nhất cho mục đích và giao dịch với ngân hàng. Vấn đề này trƣớc tiên là gây ra cho công tác quản lí ở các cơ quan quản lí, sau đó là gây ra ảnh hƣởng rất lớn đến công tác phân tích báo cáo tài chính DN tại ngân hàng vì không phải tất cả các cán bộ tín dụng đều nhận ra vấn đề này. Hơn thế nữa chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp không có vốn nhà nƣớc hoặc không có vốn nhà nƣớc chi phối, vì vậy các cán bộ tín dụng trong chi nhánh không có những kinh nghiệm sắc bén trong việc phát hiện những nghi ngờ trong các báo cáo tài chính của các DN ngoài quốc doanh.

+ Thứ hai: Mâu thuẫn về mặt thời gian giữa doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng cho vay. Các doanh nghiệp vay vốn thƣờng muốn đánh giá càng nhanh càng tốt, thời gian để đƣợc giải ngân càng sớm càng tốt. Trong khi đó các chi nhánh lại muốn phân tích báo cáo tài chính, tìm hiểu thông tin của DN vay vốn thật kĩ để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng, và điều này đòi hỏi mất thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rất nhiều. Sự mâu thuẫn này thƣờng buộc chi nhánh phải thoả mãn yêu cầu của ngƣời vay để giữ khách hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, mà số lƣợng khách hàng DN vay vốn tại chi nhánh lại chƣa có nhiều và chƣa đa dạng. Điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn.

c) Những nguyên nhân khách quan khác

+ Thứ nhất: Những quyết định và văn bản hƣớng dẫn về công tác phân tích

báo cáo tài chính DN vay vốn trong hoạt động tín dụng là tƣơng đối đầy đủ, nhƣng việc áp dụng và thực tế ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện nền kinh tế luôn luôn vận động, thay đổi theo xu hƣớng phát triển đi lên, đòi hỏi ngân hàng cũng phải luôn vận động, sửa đổi, bổ sung và quy định lại đối với từng văn bản cụ thể sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

Ngoài ra còn nhiều quy định của nhà nƣớc đối với các DN còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, cụ thể là những quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc, về thống nhất chuẩn mực chế độ kế toán DN... chƣa đƣợc các DN thực hiện một cách nghiêm túc đã gây khó khăn cho công tác phân tích báo cáo tài chính DN.

+ Thứ hai: Quan hệ giữa các NHTM chƣa chặt chẽ, chƣa có sự phối hợp chặt

chẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động đánh giá DN nói chung và phân tích báo cáo tài chính DN nói riêng, chia sẻ thông tin tín dụng. Các ngân hàng TM hiện nay quá coi trọng việc cạnh tranh mà quên mất sự an toàn của hệ thống ngân hàng, trong khi rủi ro của ngân hàng bạn cũng có ảnh hƣởng ít hay nhiều đến ngân hàng mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VAY VỐN

TẠI VIETINBANK PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)