5. Kết cấu của đề tài
3.3.2.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn
Trên cơ sở những tài liệu thu thập đƣợc cán bộ tín dụng tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn theo bốn nội dung chủ yếu là: phân tích khái quát báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân tích bảo đảm nợ vay và phối hợp các nội dung phân tích để đánh giá tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn. Các nội dung phân tích này cụ thể nhƣ sau:
* Phân tích khái quát báo cáo tài chính: ở nội dung này cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá những nét chung, khái quát nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Để đánh giá nội dung này cán bộ tín dụng tiến hành phân tích đi từ bảng cân đối kế toán có sự liên hệ với báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. CBTD tập trung vào các khía cạnh sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Phân tích bảng cân đối kế toán: Bao gồm các nội dung
- Phân tích, đánh giá cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn: Cán bộ tín dụng thực hiện tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn so với tổng số để đƣa ra nhận xét việc bố trí tài sản có phù hợp với tính chất sản xuất hoặc kinh doanh của Công ty? Và tiến hành so sánh tài sản, nguồn vốn so với tổng số để đƣa ra nhận xét việc bố trí tài sản có phù hợp với tính chất sản xuất hoặc kinh doanh của Công ty? Và tiến hành so sánh tài sản, nguồn vốn kỳ thẩm định với kỳ trƣớc về số tƣơng đối, số tuyệt đối để thấy đƣợc sự biến động qua thời gian.
Cụ thể với Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, cán bộ tín dụng thực hiện phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản nguồn vốn dựa trên số liệu tính toán chi tiết tại phụ lục 13 và đƣợc diễn giải nhƣ sau:
Tổng tài sản công ty cuối năm 2011 là 2.228.883 triệu đồng, tăng 366.976 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó: tài sản ngắn hạn là 1.969.425 triệu đồng, chiếm 88.4% tổng tài sản (năm 2010 là: 83.3%). Tài sản dài hạn: 259.458 triệu đồng, chiếm 11.6% tài sản, giảm 52.049 triệu đồng so với đầu năm. Cụ thể:
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: 285.262 triệu đồng, giảm 46.329 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 14%, chiếm 12.8% tổng tài sản, đây là tỷ lệ tƣơng đối cao, giúp Công ty có thể có nguồn tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Hàng tồn kho cuối năm 1.282.514 triệu đồng, chiếm 57.5% tổng giá trị tài sản (tỷ lệ này năm 2010 là 43.8%, đạt tỷ lệ tăng 57.2%). Sự tăng lên của hàng tồn kho, phù hợp với hoạt động sản xuất mùa vụ của bà con nông dân. Vụ mùa đông xuân năm 2011 kéo dài thêm 1 tháng so với mọi năm nên lƣợng tiền cuối năm 2011 giảm, đồng thời hàng tồn kho tăng lên.
Các khoản phải thu của Công ty 370.724 triệu đồng, giảm 1.064 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 0.3%%, chiếm 16.6% tổng tài sản.
Tài sản cố định cuối năm là: 247.726 triệu đồng, giảm 48.519 triệu đồng, chiếm 11.1% tổng giá trị tài sản.
Năm 2011, đơn vị chủ động tăng nguồn vốn điều lệ từ 434,4 tỷ đồng lên 540,5 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 là 39,27%. Tổng tài sản năm 2011 tăng 366,976 tỷ đồng bằng 19,7% so với năm 2010, trong đó: hàng hóa tồn kho tăng 469,496 tỷ đồng bằng 56,8% so với năm 2010. Do nguyên vật liệu đầu vào trong tăng giá về cuối năm, đơn vị nhập hàng hóa để dự trữ cho sản xuất kinh doanh của mùa vụ đông xuân. Ngoài ra, một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hàng hóa đơn vị sản xuất trong năm chƣa kịp xuất bán trong năm do mùa vụ sản xuất năm 2011 bị chậm hơn 1 tháng. Vì vậy lƣợng hàng tồn kho của đơn vị cuối năm 2011 tăng lên nhiều so với đầu năm chủ yếu về nguyên vật liệu và thành phẩm. Năm 2011, đơn vị tiếp tục thực hiện kiểm kê hàng hóa tồn kho và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho số tiền 13,156 tỷ đồng đối với một số nguyên vật liệu tồn kho chậm luân chuyển trong năm và không phù hợp với công nghệ sản xuất hiện tại. Đơn vị áp dụng hình thức bán hàng trả chậm và gửi kho hàng cho các đại lý trong kinh doanh, và yêu cầu bảo lãnh nhận hàng đối với hình thức bán hàng trả chậm này. Các đại lý bán hàng cho đơn vị đều là các bạn hàng truyền thống có uy tín và tín nhiệm trong kinh doanh. Năm 2011, một số các khoản phải thu có thời gian thu hồi chậm trong năm đơn vị tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro, các khoản phải thu này có khả năng thu hồi nhƣng tốc độ thu hồi chậm. Các khoản phải thu của các đại lý đều đƣợc phát hành bảo lãnh thanh toán nên có khả năng thu hồi đầy đủ. Tài sản dài hạn năm 2011 giảm 52,049 tỷ đồng bằng 16,7% so với năm 2010, nguyên nhân giảm tài sản cố định do trích khấu hao trong năm của đơn vị là 98,889 tỷ đồng. Đơn vị tiếp tục đầu tƣ mới các máy móc thiết bị và đầu tƣ nhà xƣởng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị đầu tƣ năm 2011 là 58,367 tỷ đồng, ngoài ra còn một số công trình đang xây dựng dở dang giá trị 44,687 tỷ đồng. Đơn vị có tình hình tài chính ổn định, hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2011 đạt 1,57 lần, vốn lƣu chuyển là 498.304 triệu đồng.
Hàng tồn kho9: 1.295,670 tỷ đồng, tăng 469,496 triệu đồng bằng 56,8% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 57,5% tổng tài sản. Hàng hóa tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi tiết hàng tồn kho:
- Nguyên liệu, vật liệu: 411.592 triệu đồng, tăng 64,976 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2011, giá lƣu huỳnh và đạm SA có xu hƣớng tăng nhiều, đơn vị dự trữ hàng hóa để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy lƣợng hàng tồn kho của đơn vị tăng lên so với năm 2010.
- Thành phẩm: 809.565 triệu đồng, tăng 437,471 tỷ đồng bằng 117,6% so với năm 2010.
9 Xem chi tiết phụ lục 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thời vụ năm 2011 chậm hơn 1 tháng do ảnh hƣởng của thời tiết so với các năm trƣớc, sản lƣợng tiêu thụ các mặt hàng chính của đơn vị giảm so với năm 2011, vì vậy thành phẩm tồn kho tăng 117,6% so với năm 2010.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: 69.208 triệu đồng, chiếm 5.34% giá trị hàng tồn kho.
- Công cụ, dụng cụ: 5.306 triệu đồng, chiếm 0.41% hàn tồn kho;
Năm 2011, đơn vị kiểm tra và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho số tiền 13,156 tỷ đồng đối với một số vật tƣ tồn kho chậm luân chuyển trong năm và không phù hợp với công nghệ sản xuất hiện tại của công ty. Một số loại vật tƣ chậm luân chuyển và mất chất nhƣ: vòng bi, phụ tùng cơ khó, vật liệu xây dựng, ba bì, hóa chất thí nghiệm, bảo hộ lao động.
Tài sản cố định: 247,726 tỷ đồng, giảm 48,519 tỷ đồng so với năm 2010. Trong năm 2011, nguyên giá tài sản cố định tăng 58,367 tỷ đồng, nguyên nhân do đơn vị đầu tƣ tài sản cố định mới là máy móc thiết bị, đầu tƣ xây dựng cơ bản hoàn thành, tăng một số tài sản khác. Giá trị hao mòn lũy kế trong năm là 98,889 tỷ đồng.
Tài sản cố định vô hình: 1,766 tỷ đồng giảm 0,212 tỷ đồng so với năm 2010. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 44,688 tỷ đồng, trong đó:
Dự án cải tạo Supe 1 sang SX theo PP ƣớt: 38,150 tỷ đồng. Dự án cải tạo Supe 2 sang SX lân nung chảy: 2,738 tỷ đồng. Dự án cải tạo Supe 2 sang SX theo PP ƣớt: 0,362 tỷ đồng. Dự án xây dựng NM a xít 40 vạn tấn/năm: 3,421 tỷ đồng.
Ba công trình này đã hoàn thành và trong quá trình làm các thủ tục quyết toán nên Công ty chƣa đƣa vào nguyên giá TSCĐ để trích khấu hao. DA xây dựng NM axit 400.000 tấn/năm: 3.421 triệu đồng, đây là dự án đang trong quá trình thực hiện, đƣợc Công ty xác định là dự án trọng điểm trong mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2012. Chính sách trích khấu hao của Công ty đầy đủ, phù hợp với quy định hiện hành của bộ tài chính. Không có TSCĐ trích khấu hao dài hơn tuổi thọ TS hoặc trích thấp hơn mức hao mòn thực tế.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn (Xem phụ lục 14)
Vay và nợ ngắn hạn: 648,171 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29% tổng nguồn vốn. Nợ vay ngắn hạn năm 2011 tăng 67,236 tỷ đồng, bằng 11,6% so với năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong đó: Nợ vay ngân hàng là 581,166 tỷ đồng, nợ vay đối tƣợng khác là 66,004 tỷ đồng.
Phải trả cho ngƣời bán: 356,626 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 16% tổng nguồn vốn. Các khoản phải trả tăng 139,272 tỷ đồng, bằng 64% so với năm 2010. Một số khoản phải trả lớn:
Công ty CP Tổng hợp Quang Minh: 4,549 tỷ đồng. Công ty CP XNK vật tƣ Hà Nội: 6,963 tỷ đồng. Công ty CP XNK Hà Anh: 14,881 tỷ đồng.
Công ty TNHH TM và vận chuyển hàng hóa Ý Minh: 7,823 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam: 140,444 tỷ đồng
Công ty CP Vật tƣ NN Lạng Sơn: 6,213 tỷ đồng. Công ty CP Cơ khí Supe Lâm Thao: 17,321 tỷ đồng Công ty CP Việt Vƣơng: 4,930 tỷ đồng.
Công ty CP vận tải và DVTM Supe Lâm Thao: 4,877 tỷ đồng Công ty CP bao bì và TM Lâm Thao: 12,581 tỷ đồng.
Công ty CP Việt Pháp: 5,355 tỷ đồng.
HTX tiểu thủ CN TM Động Lực Lâm Thao: 4,453 tỷ đồng.
Các khoản phải trả, phải nộp khác: 48,149 tỷ đồng, giảm 7,277 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó: Nhận ký quỹ, ký cƣợc ngắn hạn: 23,147 tỷ đồng; Cổ tức phai trả: 20 tỷ đồng.
Nợ dài hạn: 95,785 tỷ đồng, đây là các khoản nợ vay ngắn hạn tại các TCTD của đơn vị, trong đó:
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - CN Phú Thọ: 26,066 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Quân đội - CN Việt Trì: 69,719 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu: 875,345 tỷ đồng, tăng 155,223 tỷ đồng bằng 21,55% so với năm 2010. Nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị tăng so với năm 2010 là do đơn vị tăng vốn chủ sở hữu 108,1 tỷ đồng, và tăng lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 13,339 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của đơn vị năm 2011 chiếm tỷ lệ 39,27 tổng nguồn vốn hoạt động.
Đơn vị có nguồn vốn chủ sở hữu lớn tham gia vào hoạt động sản xuất, năm 2011 vốn chủ sở hữu của đơn vị chiếm tỷ lệ 39,27% so với tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị chủ yếu là vốn góp điều lệ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Năm 2011, đơn vị tăng vốn điều lệ từ 432,4 tỷ đồng lên 540,5 tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng từ nguồn lợi nhuận để lại, bổ sung thêm nguồn vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Đơn vị luôn có kế hoạch sử dụng cơ cấu vốn giữa vốn vay, vốn tự có, vốn chiếm dụng từ các bạn hàng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, giảm đƣợc chi phí hoạt động tài chính trong sản xuất kinh doanh.
Phân tích sử dụng nguồn và công nợ, Có thể thấy, Công ty có nguồn tài trợ vốn từ nội bộ doanh nghiệp thông qua tăng vốn chủ sở hữu, tăng nguồn vay nợ ngắn hạn của các TCTD nhờ vậy Công ty có thêm nguồn tiền tích trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất10.
Công nợ phải thu11 của Công ty năm 2011 giảm 1.064 triệu đồng so với năm 2010, Số dƣ trả trƣớc cho ngƣời bán tăng tại thời điểm 31/12/2011 do cuối năm Công ty thanh toán trƣớc tiền nhập khẩu nguyên liệu (lƣu huỳnh) (số dƣ trả trƣớc do nhập khẩu lƣu huỳnh là 19,6 tỷ). Trong khi đó công nợ phải trả tăng 35%, tƣơng đƣơng với con số tuyệt đối tăng là 146.434 triệu đồng. Trong tổng công nợ phải trả thì phải trả ngƣời bán tăng mạnh nhất: 139.272 triệu đồng, chiếm tới 64% nợ phải trả. Phải trả ngƣời lao động tăng 13.202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27% tổng nợ phải trả.
Nguyên nhân của việc tăng nợ phải trả là do thời vụ đông xuân năm 2011 chậm hơn so với mọi năm hơn 1 tháng, nên lƣợng tiêu thụ cuối năm 2011 chậm hơn so với mọi năm, kéo theo phải thu khách hàng giảm, lƣợng hàng tồn kho tăng, nợ nhà cung cấp nguyên vật liệu tăng.
Nhƣ vậy, Công nợ phải trả > các khoản phải thu, chứng tỏ đơn vị đang có nguồn vốn chiếm dụng nhiều hơn, đơn vị có thể tận dụng ƣu thế này để sử dụng nguồn cho sản xuất kinh doanh.
- Phân tích vốn lưu chuyển :Trong nội dung phân tích này cán bộ tín dụng tiến hành tính toán, so sánh tổng tài sản ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn để đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và tài sản cố định của doanh nghiệp có đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay không ? Từ đó đƣa ra nhận xét về tính cân đối trong việc tài trợ vốn (vốn ngắn hạn
10 Xem chi tiết phụ lục 15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tài trợ cho tài sản ngắn hạn, vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn). Ngân hàng tính chỉ tiêu này của CTCP Supe PP & HC Lâm Thao nhƣ sau:
Bảng 3.4: Phân tích vốn luân chuyển của CTCP Supe PP & HC Lâm Thao
ĐVT: Trđ
Năm 2008 2009 2010 2011
VLC = NVDH - TSDH = TSNH - NVNH 498,034 151,337 498,034 716,801
(Nguồn: Báo cáo thẩm định cấp tín dụng CTCP Supe PP&HC Lâm Thao của CBTD)
VLC năm 2011 > 0, phản ánh tổng tài sản ngắn hạn của Công ty đảm bảo thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn. Cho thấy khả năng thanh toán của Công ty tốt, Công ty thừa nguồn vốn dài hạn, có khả năng mở rộng kinh doanh. Đây là dấu hiệu an toàn, Công ty hoàn toàn có thể đối phó với rủi ro phá sản của khách hàng lớn hoặc việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ.
Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh:
Trong nội dung phân tích này cán bộ tín dụng thực hiện so sánh kết quả kinh doanh (cả số tuyệt đối và số tƣơng đối) của các năm trƣớc liền kề về doanh thu, chi phí và nhận xét đánh giá kết quả kinh doanh của khách hàng. Cụ thể bảng phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đƣợc thể hiện tại phụ lục 17. Phụ lục cho thấy: Cả doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng mạnh qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận đƣợc thể hiện rõ nét qua hình 3.2 sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Nguồn: Báo cáo thẩm định cấp tín dụng CTCP Supe PP&HC Lâm Thao của CBTD)
Hình 3.2: Biểu đồ tăng trƣởng DT, LN của CTCP Supe PP&HC Lâm Thao qua các năm từ 2008 - 2011
Năm 2011, Công ty đã đạt đƣợc 799 tỷ lợi nhuận gộp, bằng 110% so với năm 2010. Trong cơ cấu lợi nhuận gộp, nhóm sản phẩm NPK đóng góp với tỷ trọng lớn. Do nhu cầu về NPK trong các năm gần đây thay đổi, hiện nay lợi nhuận gộp từ