5. Kết cấu của đề tài
3.5.2.1. Những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn tạ
Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Phú Thọ
Hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Để mở rộng cho vay một cách an toàn và hiệu quả thì ngân hàng phải coi trọng công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn vì đây là một minh chứng về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của DN vay vốn. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, trong quá trình phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn tại chi nhánh còn nổi cộm lên rất nhiều những hạn chế:
- Thứ nhất: hệ thống thu thập và xử lí thông tin của ngân hàng vừa yếu vừa thiếu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác phân tích báo cáo tài chính của DN vay vốn. Các cán bộ tín dụng chủ yếu vẫn sử dụng tài liệu cho phân tích dựa vào các nguồn do bản thân DN cung cấp, nguồn do Ngân hàng điều tra mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi với DN, vấn tin tại trung tâm CIC của NHNN, trung tâm rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Các thông tin trên báo chí nhƣ báo đầu tƣ, thời báo ngân hàng, tài chính, thông tin từ các ngân hàng khác ngoài hệ thống, trên mạng Internet vẫn chƣa đƣợc sử dụng một cách triệt để. Tất nhiên là mức độ tin cậy của những thông tin này còn thấp, song chi nhánh và các cán bộ tín dụng phải biết cách khai thác, cập nhật theo khía cạnh phục vụ tốt nhất cho hoạt động của chi nhánh cũng nhƣ của bản thân. Việc chƣa khai thác một cách triệt để các nguồn này một phần do thói quen làm việc từ xƣa là rất ít khai thác các nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thông tin bên ngoài, chỉ chú trọng việc khai thác trong cùng hệ thống và bản thân DN vay vốn.
Hơn nữa cũng xuất phát từ thực tế ngày nay, khi cơ chế thị trƣờng bung ra các thông tin ngày càng trở nên cập nhật, chính xác, tuy nhiên nguồn thông tin chính yếu dùng để khai thác còn nhiều hạn chế, gây nên tình trạng loáng thông tin. Hiện nay chất lƣợng thông tin do CIC cung cấp có độ tin cậy chƣa cao, nguyên nhân là thông tin của CIC phần lớn cho các DN, các tổ chức tín dụng cung cấp không có sự kiểm tra rà soát lại thông tin thƣờng phản ánh sai lệch do các DN hầu nhƣ chƣa chấp hành tốt pháp lệnh về kế toán - thống kê, cung cấp thông tin chƣa đầy đủ kịp thời làm cho các thông tin có xu hƣớng lạc hậu so với thời điểm cung cấp. Về phía các tổ chức tín dụng chƣa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, thiếu tinh thần trách nhiệm hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng, thông tin quan trọng về khách hàng để đảm bảo quyền lợi riêng hoặc vì mục đích không lành mạnh. Mặt khác do CIC mới đi vào hoạt động nên bản thân còn nhiều hạn chế về công nghệ, phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin, trình độ cán bộ.
Về trung tâm rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam đã đƣợc thành lập tuy nhiên hoạt động còn mang tính hình thức, thông tin cung cấp còn thiếu và không có tính cập nhật do đó không có tác dụng tra cứu thông tin khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn.
- Thứ hai: Vấn đề thẩm định lại số liệu, điều chỉnh số liệu trên báo cáo tài chính của cán bộ tín dụng không đƣợc trú trọng. Thông thƣờng cán bộ tín dụng tiến hành phân tích báo cáo tài chính dựa trên báo cáo khách hàng cung cấp không qua thẩm định, điều chỉnh những khoản mục tài sản nợ, tài sản có kém chất lƣợng trên báo cáo tài chính. Nếu có kiểm tra thì cán bộ tín dụng chi nhánh cũng chỉ làm mang tính hình thức. Chi nhánh chỉ chú trọng đến các DN lớn và DN Nhà nƣớc ( hầu nhƣ các báo cáo đều đƣợc kiểm toán) trong khi các loại hình DN khác nhƣ Công ty tƣ nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn... (các báo cáo tài chính ít đƣợc kiểm toán) thì các cán bộ tín dụng chƣa có biện pháp nào kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính đó. Do đó hệ thống các chỉ tiêu tính toán không chính xác dẫn đến những kết luận đƣa ra không phù hợp, quyết định cho vay gặp nhiều rủi ro.
- Thứ ba nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn của cán bộ tín dụng chƣa đầy đủ, một số chỉ tiêu cán bộ tín dụng đƣa ra còn chƣa chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo quy trình hƣớng dẫn phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam nội dung phân tích BCTC khá đầy đủ và chi tiết tuy nhiên trong thực tế phân tích BCTC cán bộ tín dụng thƣờng bỏ qua một số nội dung và việc phân tích chỉ dựa trên bề mặt số liệu, khi có sự biến động bất thƣờng cán bộ tín dụng không tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra nhận định phù hợp.
Trong nội dung phân tích khái quát báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng hầu nhƣ không có sự phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Đây cũng là nội dung hết sức quan trọng trong quá trình phân tích DN vay vốn tại ngân hàng. Bởi vì thông qua báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ta biết đƣợc các thông tin về luồng tiền vào, luồng tiền ra của DN, tình hình tài trợ đắc lực cho cán bộ tín dụng đánh giá về khả năng tạo ra các luồng tiền trong tƣơng lai, khả năng chi trả tiền lãi cổ phần...
Nội dung phân tích bảo đảm nợ vay của doanh nghiệp vay vốn có đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện tuy nhiên phân tích chỉ mang tính hình thức và khi thiếu (hoặc thừa) bảo đảm cán bộ tín dụng không tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra giải pháp nhằm bảo toàn vốn cho Ngân hàng Công thƣơng. Bản chất của phân tích bảo đảm nợ vay là tính toán tổng tài sản của đơn vị có đủ đảm bảo cho các nguồn tài trợ cho tài sản hay không? Nếu không thẩm định chất lƣợng của các tài sản nợ, tài sản có thì việc phân tích luôn đủ đảm bảo vì bản chất của báo cáo tài chính là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Hầu nhƣ trong mọi trƣờng hợp cán bộ tín dụng đều đƣa ra kết quả là đủ bảo đảm nợ vay.
Việc phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính DN còn mang tính hình thức. Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chƣa gắn với đặc điểm kinh tế ngành, chiến lƣợc kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của đơn vị, chƣa đặt khách hàng vay vốn trong mối quan hệ tổng thể so sánh với các đơn vị cùng ngành để thấy đƣợc vị trí của đơn vị vay vốn trong tổng thể các đơn vị cùng ngành.
Hơn nữa cần có một nhận xét đánh giá tổng quát về tình hình tài chính DN thông qua việc phân tích báo cáo tài chính để nêu bật đƣợc thế mạnh và điểm yếu của DN, thế mạnh và điểm yếu đó có thể đáp ứng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng không? Nhƣng qua thực tế cho thấy, mặc dù trong báo cáo thẩm định tài chính DN vay vốn đã đánh giá tổng quát nhƣng về nội dung thì chƣa mang tính tổng quát, chƣa nêu bật đƣợc điểm mạnh tài chính DN để có sức thuyết phục thực sự đối với công tác cho vay vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thứ tƣ: Việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong quá trình cho vay mang tính hình thức. Theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam định kỳ 6 tháng, 1 năm phải kiểm tra, phân tích toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình bảo đảm nợ vay khách hàng. Tuy nhiên việc phân tích định kỳ của cán bộ tín dụng mang tính hình thức, đánh giá qua loa, không xuống thực tế đơn vị do đó sự biến động trong hoạt động của khách hàng sau khi cấp tín dụng cán bộ tín dụng thƣờng không nắm bắt đƣợc, không tƣ vấn đƣợc tới Ban lãnh đạo những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.