Hồi quy và kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 52 - 168)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4.6. Hồi quy và kiểm định các giả thuyết

Hồi quy tuyến tính bội thƣờng đƣợc dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội đƣợc sử dụng nhƣ công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu.

Nhƣ vậy, đối với nghiên cứu này, hồi quy tuyến tính bội là phƣơng pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Khi giải thích về phƣơng trình hồi quy, tác giả đã lƣu ý hiện tƣợng đa cộng tuyến. Các biến mà có sự đa cộng tuyến cao có thể làm bóp méo kết quả làm kết quả không ổn định và không có tính tổng quát hóa. Nhiều vấn đề rắc rối nảy sinh khi hiện tƣợng đa cộng tuyến nghiêm trọng tồn tại, ví dụ nó có thể làm tăng sai số trong tính toán hệ số beta, tạo ra hệ số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hồi quy có dấu ngƣợc với những gì nhà nghiên cứu mong đợi và kết quả T-test không có ý nghĩa thống kê đáng kể trong khi kết quả F-test tổng quát cho mô hình lại có ý nghĩa thống kê.

Độ chấp nhận (Tolerance) thƣờng đƣợc sử dụng đo lƣờng hiện tƣợng đa cộng tuyến. Nguyên tắc nếu độ chấp nhận của một biến nhỏ thì nó gần nhƣ là một kết hợp tuyến tính của các biến độc lập khá và đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất thông thƣờng (Ordinal Least Squares - OLS) cũng đƣợc thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là động lực lao động việc, biến độc lập dự kiến sẽ là các nhân tố tác động đến Hiệu quả hoạt động phân tích BCTC DNVV của Vietinbank Phú Thọ.

Phƣơng pháp lựa chọn biến Enter/ Remove đƣợc tiến hành. Hệ số xác định R2 điều chỉnh đƣợc dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng nhƣ kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phƣơng trình hồi quy đƣợc xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng đƣợc thực hiện. Các giả định đƣợc kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phƣơng sai của phần dƣ không đổi (dùng hệ số tƣơng quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dƣ (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dƣ (dùng đại lƣợng thống kê Durbin-Watson), hiện tƣợng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN

TẠI VIETINBANK PHÚ THỌ 3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vị trí địa lý, Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nƣớc và quốc tế.

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Đặc điểm địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, đƣợc chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lƣơng thực và chăn nuôi.

Khí hậu, Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lƣợng mƣa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 85 - 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Đây là vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vƣơng (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít ngƣời cũng có những đặc trƣng văn hoá riêng của mình: ngƣời Mƣờng có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát séc bùa, hát ví, hát đúm. Ngƣời Việt có hát xoan, hát ghẹo... Đặc điểm văn hóa xã hội này tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh tại Phú Thọ

Phú Thọ có 1.313.926 ngƣời với mật độ dân số 373 ngƣời/km²; tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15% 8. Thu nhập bình quân GDP/ngƣời đạt 1.321USD/ngƣời

Năm 2012, tỉnh Phú Thọ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh (01/01/1997 - 01/01/2012). Nhìn lại 15 năm qua, tƣ̀ xuất phát điểm là m ột tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chƣa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, nguồn tài chính còn hạn hẹp và mất cân đối, đầu tƣ cho phát triển hạn chế, chƣa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Công nghiệp tuy đã có một số cơ sở nhƣng công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ, nhiều cơ sở thua lỗ, ô nhiễm môi trƣờng nặng nề. Tập quán canh tác còn lạc hậu; diện tích, năng suất và sản lƣợng nông, lâm nghiệp thấp và chƣa ổn định. Lợi thế về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài so với các tỉnh trong khu vực còn thua kém. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là các vùng sâu, vùng xa... Đó là những trở ngại ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh.

Sau khi tái lập tỉnh , Phú Thọ có t ốc độ tăng trƣởng kinh tế năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân đạt trên 10% năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997, nông lâm nghiệp 33% - công nghiệp, xây dựng 33% - dịch vụ 34%; năm 2011, nông, lâm nghiệp, thủy sản 25,1% - công nghiệp, xây dựng 39,7% - dịch vụ 35,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 1997 là 1.792.600 đồng, đến năm 2011 đạt 14.500.000 đồng.

Sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên, giá trị sản phẩm bình quân/ 1 ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng. Nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống đƣợc chú

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng phát triển, số làng nghề và làng có nghề tăng nhanh. Xây dựng nông thôn mới đƣợc quan tâm, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Công nghiệp có bƣớc phát triển nhanh. Năng lực sản xuất các ngành có lợi thế, nhƣ: Xi măng, phân bón, giấy, rƣợu bia, chè, bia... phát triển mạnh. Một số sản phẩm mới, công nghệ cao đang hình thành; sản phẩm công nghiệp đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lƣợng đƣợc nâng lên, từng bƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Cơ cấu theo ngành và theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh. Đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu hút các dự án đầu tƣ vào tỉnh, nhƣ: khu công nghiệp Thụy Vân, Trung Hà, cụm công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạng...

Thƣơng mại, dịch vụ có bƣớc phát triển mới, tăng trƣởng bình quân đạt 15% năm. Trình độ công nghệ và chất lƣợng dịch vụ đƣợc chú trọng. Dịch vụ y tế, đào tạo, dạy nghề từng bƣớc phát huy vai trò trung tâm vùng. Dịch vụ thƣơng mại, vận tải, kho bãi, tín dụng - ngân hàng, bƣu chính - viễn thông phát triển nhanh, đồng bộ và từng bƣớc hiện đại. Năm 2011, tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 11.450 tỷ đồng; doanh thu của hoạt động kinh doanh vận tải đạt 1.681 tỷ; số điện thoại/100 dân đạt 125 máy, số thuê bao Internet đạt 7,5 máy/100 dân; doanh thu thông tin và truyền thông đạt 800 tỷ. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 423 triệu USD. Hạ tầng du lịch đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣ: triển khai xây dựng hạ tầng du lịch Đền Hùng, Đền Mẫu Âu cơ, Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch nghỉ dƣỡng Thanh Thủy; khu du lịch Văn Lang, chuẩn bị khởi công dự án đầu tƣ Khu đô thị sinh thái dịch vụ nghỉ dƣỡng, thể thao Tam Nông (Dream City); tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động “Giỗ Tổ Hùng Vƣơng - Lễ Hội Đền Hùng” hàng năm. Năm 2011, doanh thu du lịch đạt 688 tỷ đồng.

Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế đƣợc tăng cƣờng. Đến năm 2011, đã nhựa hóa 90% tỉnh lộ, cứng hóa 70% huyện lộ và 30% đƣờng giao thông nông thôn; đƣa vào sử dụng cầu Hạ Hòa, cầu Ngọc Tháp; tỉnh cũng đang tích cực cùng các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: Đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đƣờng Hồ Chí Minh, các cầu qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; nâng cấp quốc lộ 2 (đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì); đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai, đƣờng sông Việt Trì - Tuyên Quang; diện tích đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông nghiệp đƣợc tƣới tiêu chủ động đạt 83,1 %; cơ bản hoàn thành đầu tƣ hạ tầng Khu công nghiệp Thụy Vân giai đoạn II; Khu liên hợp thể thao tỉnh, Bảo tàng Hùng Vƣơng; một số hạng mục chính của Đại học Hùng Vƣơng, Khu di tích lịch Đền Hùng; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 75%; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, bổ sung trang thiết bị theo hƣớng hiện đại.

Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển đảm bảo cân đối về quy mô, loại hình và nâng cao chất lƣợng, từng bƣớc thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa và xã hội hóa giáo dục, việc quán triệt và thực hiện phƣơng châm dạy chữ, dạy ngƣời, dạy nghề đƣợc quan tâm chú ý. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc chú trọng. Mạng lƣới y tế các tuyến đƣợc củng cố, 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

3.2. Giới thiệu chung về Vietinbank Phú Thọ

3.2.1. Lịch sử hình thành và các hoạt động chủ yếu của Vietinbank Phú Thọ

Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Phú Thọ đƣợc thành lập theo quyết định số 605/QĐ - NHNH ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi thành ngân hàng 2 cấp theo pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã, tín dụng và công ty tài chính. Chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1991. Trụ sở chính đặt tại số 1514 - Đƣờng Hùng Vƣơng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Đứng trƣớc cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, Hội đồng quản trị, Ban điều hành Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam quyết định xây dựng tầm nhìn mới nhằm phát triển Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam thành tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành Ngân hàng thƣơng mại lớn tại khu vực Châu á.

Ngày 15/4/2008 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam chính thức ra mắt thƣơng hiệu mới:

- Tên pháp lý: Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

- Tên đầy đủ (tiếng anh): Vietnam Bank for Industry and trade - Tên thƣơng hiệu (tên giao dịch quốc tế): VietinBank

- Câu định vị thƣơng hiệu: Nâng giá trị cuộc sống

Ngày 3/7/2009 Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Phú Thọ đƣợc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, qua 20 năm xây dựng và phát triển với bao thử thách, khó khăn, đến nay Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ đã phần nào tự khẳng định đƣợc mình trở thành một trong các chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại lớn hoạt động trên địa bàn. Bằng những nỗ lực rất lớn của chi nhánh cộng với sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phú Thọ đã có nhiều khởi sắc và đƣợc đánh giá là một Ngân hàng lớn nhất giữ vị trí hàng đầu trên địa bàn về thị phần, sản phẩm dịch vụ đa dạng, công nghệ ngân hàng hiện đại, đảm bảo chất lƣợng về cung cấp các sản phẩm dịch vụ, văn minh giao dịch,... góp phần phấn đấu, xây dựng Chi nhánh trở thành một Chi nhánh hoạt động, kinh doanh đa năng, hiện đại.

Về cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm Hội sở chính, 3 phòng giao dịch loại I, 6 phòng giao dịch loại II, các phòng giao dịch đƣợc đặt tại những nơi tập trung dân cƣ và kinh tế phát triển, thuận lợi cho việc huy động vốn cũng nhƣ cho vay. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thƣơng VN - Chi nhánh Phú Thọ là huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân để cho các tổ chức kinh tế và các cá nhân có nhu cầu tín dụng vay và thực hiện các nghiệp vụ nhƣ thanh toán quốc tế,... thuộc phạm vi, chức năng và nhiệm vụ cho phép.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại Vietinbank Phú Thọ (Trang 52 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)