Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 78 - 79)

b. Hoàn thiện nội dung phân tích:

3.2.4. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt:

- Chính sách cho vay: Để nâng cao chất lượng của các khoản vay, một trong những nhiệm vụ quan trọng của chi nhánh là phải xây dựng chính sách cho vay trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa bàn, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng trên cơ sở nâng cao chất lượng các khoản cho vay và bảo đảm an toàn tín dụng.

Đặc biệt, cần xây dựng hạn mức cho vay không có tài sản đảm bảo ở chi nhánh: Với một tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo khá cao, cao hơn so với các chi nhánh khác trong hệ thống (hơn 35%) như hiện nay thì rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động cho vay rất lớn. Để hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng sản xuất kinh doanh gặp

thua lỗ, không thể trả nợ nhưng ngân hàng vẫn thu được nợ, cần xác định tỷ lệ tối đa dư nợ không có tài sản đảm bảo phù hợp và khống chế nó trong mức cho phép, tầm 15 – 20%.

Đối với nhóm khách hàng truyền thống, có uy tín, là đối tác lâu dài trong quan hệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản là chính sách đúng đắn cần duy trì bởi rủi ro không thu được nợ không lớn. Tuy nhiên, theo tiêu chí cấp tín dụng, cho vay không có đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng Công thương Việt Nam có phần hơi dễ dàng, đồng nhất về các điều kiện cấp tín dụng, cho vay không có tài sản sản đảm bảo giữa các doanh nghiệp có ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, bên cạnh việc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng xin vay vốn cũng như đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện cho vay không có tài sản đảm bảo, cán bộ cần linh động xem xét tình hình, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh các chỉ tiêu tài chính để đề xuất những quyết định cho vay đúng đắn thì chi nhánh cũng nên xem xét thiết lập hạn mức cho vay không có tài sản đảm bảo và tham mưu xây dựng các bộ tiêu chuẩn ứng với các doanh nghiệp có ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động khác nhau.

- Chính sách khách hàng: Khách hàng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Thông qua quan hệ lâu dài của mình với khách hàng, ngân hàng có thể huy động một khối lượng vốn lớn từ nguồn tiền gửi của khách hàng. Phát triển cơ cấu tổ chức theo định hướng khách hàng là bạn đã được chi nhánh thực hiện trên thực tế, nhưng lại chưa có một chính sách khách hàng rõ ràng và mang tính pháp lý cao nên việc áp dụng còn lúng túng và mang tính cảm tính cao. Ngoài ra chi nhánh nên xây dựng cho mình một chính sách khách hàng lâu dài bởi khách hàng vừa là người cung cấp vốn vừa là người sử dụng nguồn vốn này.

Ngoài ra, chi nhánh nên có hệ thống cập nhật chính sách, pháp luật và có hệ thống theo dõi pháp luật quốc tế hoặc các nước có quan hệ kinh doanh. Đồng thời chi nhánh cũng nên có cán bộ pháp chế và có cả luật sư tư vấn riêng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro liên quan đến luật pháp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w