b. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa:
2.2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay:
động cho vay:
2.2.2.1. Quy trình cho vay của chi nhánh:
Cuối năm 2011, đầu năm 2012, hệ thống NHTMCPCTVN đánh dấu bước chuyển mới trong quản trị rủi ro tín dụng khi thay đổi chính thức mô hình, quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng theo hướng tách riêng bộ phận QHKH với bộ phận thẩm định và quyết định tín dụng đã giúp cho khâu phân tích tín dụng được kỹ lưỡng hơn cũng như hạn chế được các dấu hiệu tiêu cực. Có thể khái quát quy trình cấp vốn vay chung mới đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng và hệ thống NHTMCPCTVN như sau:
• Bước 1: Thu thập thông tin, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị vay vốn
Trong bước này, cán bộ QHKH:
- Thu thập thông tin về khách hàng, kế hoạch kinh doanh, nhu cầu tín dụng của khách hàng từ phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế khách hàng, từ các đối tác, các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
- Hướng dẫn khách hàng cung cấp đủ hồ sơ pháp lý; lập và hoàn thiện hồ sơ đề nghị vay vốn. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh thì chỉ phải bổ sung cập nhật hồ sơ khách hàng.
- Vấn tin trên INCAS danh sách khách hàng đen, nếu khách hàng thuộc danh sách khách hàng đen thì phải báo cáo ngay lãnh đạo phòng khách hàng để từ chối cho vay đối với khách hàng mới đồng thời cập nhật vào hệ thống theo dõi khách hàng đã từ chối cấp tín dụng, hoặc xử lý tín dụng đối với khách hàng đang còn dư nợ tín dụng.
- Kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu thập được. Nếu có sự khác biệt thì yêu cầu khách hàng giải thích hoặc điều tra thực tế để xác minh.
- Scan ngay toàn bộ hồ sơ vào chương trình iCdoc, chuyển ngay cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định song song.
- Phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro nhập thông tin, rà soát, phê duyệt và quyết định hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện hành.
- Sau đó, cán bộ QHKH:
+ Vấn tin trên hệ thống để biết hạng tín dụng khách hàng sau khi lãnh đạo phòng quản lý rủi ro đã phê duyệt trên hệ thống.
+ Đánh giá kết quả thực hiện giới hạn tín dụng kì trước của khách hàng nếu khách hàng đã được cấp giới hạn tín dụng kì trước.
+ Thẩm định những thay đổi về tư cách pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tình hình quan hệ tín dụng cũng như uy tín và thiện chí trả nợ của khách hàng.
+ Thẩm định phương án/ dự án đề nghị cấp khoản tín dụng của khách hàng, đánh giá mức độ đáp ứng điều kiện cấp khoản tín dụng so với quy định hiện hành của ngân hàng.
+ Đánh giá lợi ích dự kiến nếu phê duyệt cấp khoản tín dụng.
+ Thẩm định biện pháp bảo đảm và lập tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm trình lãnh đạo phòng. Lãnh đạo phòng kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng, nội dung tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm, ghi ý kiến và kí vào. Tổ định giá sẽ làm việc, định giá tài sản đảm bảo theo quy định, quy trình đảm bảo tiền vay hiện hành của ngân hàng.
+ Lập báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, trong đó có dự kiến mức lãi suất, phí và đề xuất nội dung cấp khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng và các điều kiện kèm theo, sau đó trình lãnh đạo phòng. Lãnh đạo phòng sẽ kiểm tra, rà soát nội dung báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cũng như hồ sơ của khách hàng; sau đó ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý và ký vào.
Trong trường hợp đề xuất từ chối cho vay: phòng khách hàng trình báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng và hồ sơ liên quan cho lãnh đạo chi nhánh xem xét, quyết định và soạn thảo văn bản thông báo cho khách hàng; scan thông báo từ chối cấp khoản tín dụng vào chương trình iCdoc để chuyển cho phòng quản lý rủi ro.
Còn trong trường hợp đề xuất cấp khoản tín dụng, cán bộ QHKH scan báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm đã được lãnh đạo phòng kiểm soát, biên bản định giá tài sản bảo đảm và các tài liệu liên quan khác vào chương trình iCdoc để chuyển cho phòng quản lý rủi ro làm các bước tiếp theo.
• Bước 3: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng
Sau khi nhận toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng qua iCdoc, cán bộ QHKH hay cán bộ QLRR kiểm tra số lượng, tính hợp lý của hồ sơ. Ngoài tài liệu do phòng khách hàng cung cấp, cán bộ QLRR thu thập thông tin khác liên quan đến phương án, dự án như ngành hàng, thị trường, công nghệ… từ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, CIC của NHNN… hoặc chủ động đề xuất người có thẩm quyền quyết định mua thông tin, thuê chuyên gia tư vấn. Tiếp đó, cán bộ QLRR thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh, nhu cầu cấp tín dụng… của khách hàng; phân tích thị trường, ngành hàng, phân tích rủi ro ( rủi ro pháp lý, rủi ro kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…) và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Cán bộ QLRR tái thẩm định những nội dung đã được phòng khách hàng thẩm định và giải thích những nhận định, đánh giá khác biệt; đề xuất quyết định cấp khoản tín dụng cụ thể cho khách hàng cũng như các điều kiện kèm theo nếu có; tiếp đó lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng, kí và trình lãnh đạo phòng.
Công việc của lãnh đạo phòng quản lý rủi ro bao gồm:
- Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và nội dung tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng, ghi rõ ý kiến và ký. Trong trường hợp đề xuất cấp tín dụng của phòng QLRR khác với phòng khách hàng thì phải thông báo với phòng khách hàng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định, tuy nhiên phòng QLRR không bắt buộc phải chờ ý kiến phản hồi của phòng khách hàng rồi mới trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định hồ sơ tín dụng, bao gồm: tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng, báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, tờ trình thẩm định biện pháp bảo đảm, biên bản định giá tài sản bảo đảm của phòng khách hàng và hồ sơ khoản tín dụng.
• Bước 4: Xét duyệt khoản cấp tín dụng
Bước này do các cấp có thẩm quyền thực hiện: xem xét và quyết định thông qua/ không đồng ý với đề xuất của phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro.
• Bước 5: Thông báo cho khách hàng nếu khách hàng yêu cầu
• Bước 6: Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, kí kết hợp đồng; thực hiện công chứng, chứng thực đăng kí giao dịch bảo đảm.
• Bước 7: Nhận, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản bảo đảm và khoản cấp tín dụng; làm thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm.
• Bước 8: Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân
- Kiểm tra, phê duyệt hồ sơ giải ngân. - Thực hiện thủ tục giải ngân.
- Scan vào chương trình iCdoc các giấy tờ liên quan • Bước 9: Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng
- Cán bộ phòng QLRR giám sát việc tuân thủ điều kiện cấp tín dụng của phòng khách hàng đối với các trường hợp cấp khoản tín dụng có điều kiện kèm theo.
- Thực hiện theo quy trình kiểm tra, giám sát tín dụng đối với khách hàng hiện hành của hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát tín dụng, nếu phòng khách hàng có thông tin có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả thực hiện phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng và khả năng trả nợ, thực hiện nghĩa vụ thông báo ngay cho phòng QLRR để phối hợp, xử lý kịp thời. Nếu phòng khách hàng không thông báo hay thông báo chậm, làm ảnh hưởng tới lợi ích của ngân hàng thì phòng khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền. Các biên bản kiểm tra, báo cáo phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và bảo đảm nợ vay cũng như các tài liệu khác có liên quan trong quá trình kiểm tra, giám sát tín dụng sau khi lập phải được scan vào chương trình iCdoc để chuyển cho phòng QLRR.
• Bước 10: Xử lý các phát sinh liên quan đến khoản tín dụng (nếu có)
• Bước 11: Thu nợ gốc, lãi, phí
• Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải toả nghĩa vụ bảo lãnh, giải chấp tài sản bảo đảm
Từ quy trình cho vay của chi nhánh, chúng ta có thể thấy được vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cho vay nói riêng, hoạt động tín dụng nói chung. Nó diễn ra xuyên suốt trong quá trình cho vay: từ trước, trong và sau khi cho vay; từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho đến lúc thanh lý hợp đồng. Trên cơ sở thông tin thu thập được, cán bộ QHKH, QLRR tiến hành phân tích tài chính khách hàng, đồng thời kết hợp với thông tin phi tài chính để quyết định lập đề xuất/ quyết định cho vay đối với DN. Trên cơ sở đề xuất/ quyết định cho vay được lập, ban lãnh đạo hay hội đồng thẩm định đưa ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý/không đồng ý cho vay. Với quá trình thẩm định kỹ lưỡng, chi nhánh hạn chế phần nào rủi ro trong hoạt động cho vay. Và trong, sau khi giải ngân vốn, cán bộ QHKH vẫn thực hiện giám sát tình hình hoạt động, tài chính của khách hàng nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng vốn, về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng nhằm có ứng xử phù hợp, kịp thời.
hoạt động của DN, đến các khả năng của DN cũng như thiện chí trả nợ; từ đó đưa ra các quyết định phù hợp nhằm hạn chế được các rủi ro ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của chi nhánh.
Đồng thời, qua việc hiểu rõ quy trình cho vay của chi nhánh, phần nào ta thấy được các thông tin cần thiết được các cán bộ ngân hàng sử dụng để thẩm định, phân tích tài chính khách hàng cũng như các nguồn thông tin và phương pháp thu thập của cán bộ phân tích.
2.2.2.2. Thu thập thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay:
Tại chi nhánh, để phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng khi cho vay, các cán bộ thẩm định ( cán bộ QHKH ,QLRR ) thực hiện thu thập thông tin từ nhiều nguồn:
- Bên trong doanh nghiệp: Thu thập các thông tin liên quan tới doanh nghiệp trong các BCTC và các tài liệu nội bộ khác mà DN cung cấp.
- Bên ngoài doanh nghiệp: các thông tin liên quan tới ngành hoạt động, môi trường kinh doanh và nhiều thông tin khác liên quan đến tình hình kinh tế ( lãi suất, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu…
Để có được những thông tin đó, các CBTĐ đã sử dụng nhiều phương pháp thu thập như:
- Hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ xin vay vốn, sau đó yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết.
- Phỏng vấn qua điện thoại.
- Gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp người đại diện của doanh nghiệp để xác thực thông tin cũng như có đánh giá trực quan về khách hàng.
- Thực hiện thu thập các thông tin liên quan đến doanh nghiệp thông qua phỏng vấn hoặc gửi thư xác nhận tới khách hàng, đối tác, nhân viên của DN, các tổ chức tín dụng khác cũng như CIC.
- Thu thập các thông tin chung về ngành nghề, môi trường kinh doanh thông qua báo đài, internet.
Đồng thời trong khi thu thập thông tin, các CBTĐ cũng đã có sự đánh giá độ tin cậy của thông tin cũng như chọn lọc thông tin phục vụ cho công tác phân tích.
Bên cạnh các thông tin được sử dụng, quy trình cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban trong công tác phân tích tài chính khách hàng, để có thể đưa ra các nhận định, đánh giá chính xác, hoàn chỉnh cần thiết phải chú ý tới khâu xử lý các thông tin; bao gồm: các phương pháp và nội dung được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp.
2.2.2.3. Các phương pháp được sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay:
Hiện nay, tại NHCT Đống Đa, các CBTĐ đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để có thể phân tích, đánh giá để đưa ra kết quả thẩm định về khách hàng, về tình hình sản xuất kinh doanh của DN, về phương án, dự án sản xuất kinh doanh hay dự đoán các rủi ro của DN. Đó là các phương pháp:
- Phân tích so sánh nhằm đưa ra nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng/ xu hướng của các khoản mục, chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc.
- Phân tích cơ cấu nhằm đánh giá tính trọng yếu của từng khoản mục thành phần trong khoản mục tổng quát nhằm lựa chọn các khoản mục trọng yếu để đánh giá, phân tích.
- Phân tích chỉ số nhằm đánh giá các khả năng cũng như hiệu quả của DN trong việc: thanh toán nợ ngắn hạn bằng cách sử dụng các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, hiệu quả sử dụng tài sản của DN, mức độ nợ trên tổng tài sản, mức độ tăng trưởng và mở rộng về quy mô hàng năm; đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận so với doanh thu cũng như khả năng tạo tiền của DN.
- Phân tích và dự báo dòng tiền nhằm đánh giá sự bền vững của dòng tiền DN tạo ra trong quá khứ cũng như dự báo khả năng thanh toán nợ của DN trong kì tới.
Việc phối hợp các phương pháp này đã giúp cho các cán bộ sử dụng các thông tin của doanh nghiệp một cách hợp lý, đồng thời dựa trên các nội dung phân tích, thẩm định đưa ra những kết luận, đánh giá phục vụ cho việc đưa ra các đề xuất cũng như quyết định cấp tín dụng.
2.2.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:
Các cán bộ thẩm định dựa vào nội dung quy trình cho vay để thẩm định các vấn đề liên quan tới DN về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các phương án/ dự án sản xuất kinh doanh cũng như các rủi ro mà DN có thể gặp phải. Tuỳ vào ý kiến chủ quan của mỗi người mà đưa ra các nhận định, phân tích đánh giá cụ thể. Một số nội dung liên quan tới việc phân tích tình hình tài chính của DN thông qua các báo cáo tài chính cũng như các thông tin phi tài chính như:
• Thẩm định số liệu trên báo cáo tài chính:
C1. Kiểm tra tổng quát báo cáo tài chính :
- Các cán bộ thẩm định kiểm tra sự tuân thủ phương pháp và thời gian tính khấu hao, phương pháp ghi nhận doanh thu, hạch toán hàng tồn kho, trích lập dự phòng, ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái… dựa trên thuyết minh báo cáo tài chính về các chính sách kế toán chung mà DN áp dụng cũng sự xem xét sự thay đổi phương