Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 33 - 34)

f. Nhóm chỉ tiêu đánh giá dòng tiền:

1.3.1.4.Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích:

Con người là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của một ngân hàng. Yếu tố con người được đánh giá trên các mặt: số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, cơ cấu nhân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và tác nghiệp.

Muốn có hoạt động kinh doanh ngân hàng tốt, trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm, năng động, phẩm chất đạo đức tốt. Mặt khác, phải có đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi nghiệp vụ, hiểu biết rộng về pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, đặc biệt là phải am hiểu và có kinh nghiệm về lĩnh vực tín dụng mà mình quản lý. Một cán bộ chuyên quản các DN sản xuất nông nghiệp hay hộ sản xuất muốn chuyển sang quản lý các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ đô thị thì cần phải có thời gian mới có thể thích nghi và tích luỹ kinh nghiệm, đây là một vấn đề mà các NHTM cần chú ý trong công tác luân chuyển cán bộ.

Đối với công tác PTTCDN trong hoạt động cho vay của NHTM, CBTĐđóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi chính họ là người đầu tiên tiếp xúc với DN, trực tiếp thu thập các nguồn thông tin về DN và cũng chính là người tham gia vào quá trình phân tích. Do vậy, chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích.

Trình độ, năng lực chuyên môn của các CBTĐhết sức quan trọng nhưng số lượng cán bộ cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới công tác phân tích. Nếu số lượng CBTĐquá ít so với nhu cầu, tất yếu sẽ xảy ra tình trạng quá tải trong công việc, khiến cho việc phân tích có thể thiếu kỹ càng và kém hiệu quả. Vì vậy, các NHTM cần chú ý có kế hoạch bố trí cán bộ hợp lý để công tác PTTCDN có hiệu quả, đem lại kết quả tốt nhất.

Đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến quản trị tín dụng của NHTM. Thực tế cho thấy rằng, phần lớn các sai phạm nổi cộm trong hoạt động ngân hàng những năm qua là do đạo đức nghề nghiệp, những người được giao nhiệm vụ đã đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 33 - 34)