Hạn chế và nguyên nhân: 1.Hạn chế:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 62 - 64)

b. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa:

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 1.Hạn chế:

2.3.2.1. Hạn chế:

Mặc dù, trong giai đoạn 2009- 2011 công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, chi nhánh đã đạt được một số thành công nhất định tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như sau:

(1) Chất lượng tín dụng có chiều hướng xấu đi:

Nhìn chung, công tác cho vay tại chi nhánh chưa thực sự hiệu quả. Dư nợ tăng trưởng khá nhưng chất lượng có chiều hướng xấu đi. Tỉ lệ nợ xấu tiến triển theo chiều hướng tốt trong năm 2011: giảm từ 4,37% năm 2010 xuống còn 0,75% tuy nhiên, nợ nhóm 2 đang có xu hướng tăng đột biến từ 290 triệu đồng năm 2010 lên 25.035 triệu đồng vào 31/12/2011; đặc biệt là việc chuyển nhóm nợ trong quý I năm nay là một thách thức lớn đòi hỏi chi nhánh phải giải quyết nhanh, tránh những rủi ro khó lường. Đáng nói hơn chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro cao khi tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo vẫn duy trì ở mức cao - trên 35 % tổng dư nợ cho vay trong nhiều năm.

(2) Công tác thu thập thông tin:

Thông tin sử dụng trong công tác phân tích chưa được đa đạng, chất lượng chưa cao do chưa đảm bảo được tính khách quan. Chủ yếu các thông tin vẫn do DN cung cấp cho ngân hàng, việc thu thập tìm kiếm thông tin từ các bên thứ ba vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, CBTĐ chưa chú trọng tới tính thời sự của thông tin, chưa cập nhật thông tin một cách định kì, nhiều sự thay đổi trong bộ phận quản lý, tình hình vốn… của DN mà ngân hàng chưa được biết.

Ngoài ra, công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ tín dụng còn nhiều yếu kém, thiếu các hồ sơ và chứng từ về DN cũng như các giao dịch giữa DN và ngân hàng.

(3) Công tác xử lý thông tin:

Các CBTĐ vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình cũng như hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp của chi nhánh và hệ thống ngân hàng.

Mặc dù đã đưa ra được những đánh giá về sự biến động lên xuống của các chỉ tiêu, tuy nhiên những đánh giá đó chưa được so sánh với những doanh nghiệp

trong cùng lĩnh vực hay số trung bình chung của ngành. Do đó, sự đánh giá về các chỉ tiêu này chưa đầy đủ và hoàn thiện. Đây cũng là hạn chế của các ngân hàng thương mại nói chung bởi việc lựa chọn hợp lý một nhóm doanh nghiệp có cùng tổng tài sản hay quy mô hoạt động như doanh nghiệp đang xét hay mặt bằng chung của toàn ngành để so sánh là việc không hề đơn giản.

- Hầu hết các hồ sơ tín dụng đều thẩm định sơ sài, đối với thẩm định phương án/ dự án: chủ yếu chỉ liệt kê lại các thông tin do khách hàng cung cấp, không đánh giá tính khả thi, hiệu quả hoặc có đánh giá nhưng không đủ thông tin, cơ sở; không thẩm định vốn tự có; không phân tích các khoản mục trọng yếu của báo cáo tài chính; thẩm định số liệu trên BCTC cách xa thời điểm vay vốn, đề xuất thời hạn cho vay không phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn, không phù hợp với nguồn thu từ phương án; không đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro; không thẩm định thị trường đầu vào, đầu ra của phương án, chưa nêu được cách thức quản lý giám sát trước, trong và sau khi giải ngân; không đề xuất biện pháp quản lý, giám sát nguồn thu nợ.

- Khi phân tích, các cán bộ chưa chú trọng xem xét tới những chính sách tài chính mà doanh nghiệp đang thực hiện, chưa đánh giá được năng lực điều hành, quản trị của ban lãnh đạo thông qua kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, khi giao vốn cho doanh nghiệp, dễ gặp rủi ro quản trị nếu người quản trị không đủ khả năng quản lý.

- Việc phân tích và nhận định nó vẫn phụ thuộc lớn vào ý kiến chủ quan của cán bộ phân tích, thẩm định. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác và không đồng nhất trong hoạt động tín dụng của chi nhánh và có thể sẽ không phát hiện được những rủi ro tiềm tàng.

- Phân tích các chỉ số chưa thấy được mối quan hệ chặt chẽ, nhân quả giữa các chỉ tiêu. Hầu như các CBTĐ mới chỉ đơn thuần so sánh sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu và đưa ra các nhận xét, chưa có được sự gắn kết sâu sắc và toàn diện giữa các chỉ tiêu.

- Chú trọng phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong khi chưa phân tích kỹ càng tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, trong khi vấn đề này rất cần được chú trọng xem xét.

(4) Công tác đánh giá, kết luận:

Việc phân tích và nhận định nó vẫn phụ thuộc lớn vào ý kiến chủ quan của cán bộ phân tích, thẩm định. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác và không đồng nhất trong hoạt động tín dụng của chi nhánh và có thể sẽ không phát hiện được những rủi ro tiềm tàng.

Mặt khác, do không có bộ tham chiếu chỉ tiêu tài chính cơ sở của từng ngành nên việc đưa ra các quyết định tín dụng còn nhiều hạn chế, yêu cầu các CBTĐ cần linh động hơn và phải có hiểu biết chắc chắn về khả năng cũng như ý chí trả nợ của DN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w