TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 68 - 71)

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.1. Định hướng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt độngcho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa:

3.1.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu cụ thểtrong thời gian sắp tới tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt trong thời gian sắp tới tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa:

Dựa trên những kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua và tình hình thực tế tại chi nhánh cũng như chiến lược phát triển của NHTMCPCTVN, NHCT Đống Đa cũng đã đề ra phương hướng, mục tiêu cho giai đoạn 2012- 2015:

- Nguồn vốn hàng năm tăng trưởng tối thiểu 15%.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế hàng năm tăng trưởng tối thiếu 15%. - Nợ xấu dưới 2%.

- Lợi nhuận tăng trưởng 8 đến 10% một năm.

- Giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Đặc biệt, chi nhánh cần tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, chủ động triển khai các sản phẩm huy động vốn nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt chính sách khách hàng, khai thác được các nguồn vốn với lãi suất thấp.

Năm 2012, kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn khó khăn, chưa có dấu hiệu phục hồi. Với những khó khăn nội tại, lại chịu tác động từ kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục khó khăn với thị trường tài chính Việt Nam nói chung và ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng và đặc biệt là NHCT Đống Đa. Tuy nhiên ban lãnh đạo chi nhánh vẫn đặt mục tiêu phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn và bền vững.

Mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2012 của NHTMCPCTVN đặt ra rất lớn: tổng tài sản và nguồn vốn huy động tăng 19%, dư nợ cho vay tăng 21%, nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế đạt 9.000 tỷ đồng… Chỉ tiêu kế hoạch giao cho chi nhánh rất cao, bên cạnh đó còn chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ những khó khăn của nền kinh tế cũng như các DN. Do đó để đạt được kế hoạch được giao toàn thể cán

bộ công nhân viên toàn chi nhánh phải nỗ lực cống hiến hết mình, đổi mới sáng tạo và chủ động triển khai nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao.

Một số chỉ tiêu cụ thể mà chi nhánh đã đề ra trong năm 2012: - Nguồn vốn huy động : 10.300 tỷ đồng.

- Dư nợ cho vay nền kinh tế: 5.000 tỷ đồng. - Nợ nhóm 2 hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. - Nợ xấu giảm tối thiểu 50%.

- Thu hồi nợ ngoại bảng phấn đấu tối thiểu đạt 80 tỷ đồng.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cố gắng đạt chỉ tiêu kế hoạch NHTMCPCTVN giao.

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay và công tác phân tích tài chínhdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa:

3.1.2.1. Định hướng hoạt động cho vay:

- Bám sát chỉ đạo của NHTMCPCTVN, tình hình kinh tế trong nước, quốc tế và tình hình thực tế của chi nhánh để tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay đúng theo định hướng của ngân hàng.

- Tuân thủ giới hạn, tỷ lệ an toàn của hoạt động tín dụng theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước nói chung và NHTMCPCTCN nói riêng.

- Tích cực bằng nhiều biện pháp tiếp thị, thu hút khách hàng tốt từ các tổ chức tín dụng khác về giao dịch tại chi nhánh đồng thời sàng lọc, rút giảm và tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, yếu kém.

- Tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng theo hướng tách riêng bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và quyết định tín dụng.

- Tập trung tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn đặc biệt là cho vay ngoại tệ. Đối với các khoản giải ngân ngoại tệ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của NHTMCPCTVN trong từng thời kì.

- Tập trung cho việc phục vụ phát triển sản suất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc cho vay với một số lĩnh vực rủi ro, cần phải hạn chế theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước cũng như chỉ đạo của ngân hàng.

- Bám sát việc triển khai các dự án, các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp do các phòng, trụ sở chính thẩm định để chủ động đăng kí được tham gia giải ngân các dự án.

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nâng cao việc quản lý danh mục tín dụng, thực hiện cho vay theo sản phẩm tín dụng hoặc đối tượng khách hàng đặc thù, đảm bảo cho vay đúng mục đích và tuân thủ quy định của ngân hàng.

- Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu phát sinh, cũng như giải quyết xử lý nợ có vấn đề; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng tín dụng của chi nhánh.

3.1.2.2. Định hướng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạtđộng cho vay: động cho vay:

- Xác định đúng vai trò, vị trí và nội dung của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Củng cố, hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp đối với khách hàng cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình và hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng.

- Chủ động phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng của từng khoản nợ, từng khách hàng để có các biện pháp quản lý, xử lý kịp thời, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu mới.

- Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định để nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

- Tăng cường công tác quản lý khách hàng. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cấp tín dụng phải được thực hiện nghiêm túc.

- Thường xuyên theo dõi thông tin để có những biện pháp cảnh cáo, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng, cho vay.

- Thực hiện phân tích đánh giá khả năng trả nợ của từng khách hàng có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Xây dựng phương án xử lý nợ đối với từng khách hàng, hàng tháng duy trì họp ban xử lý nợ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, có sự điều chỉnh kịp thời đối với từng phương án xử lý nợ. Bám sát sự chỉ đạo và tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của hệ thống ngân hàng Công thương để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanhnghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Đống Đa:

Phần lớn rủi ro tín dụng xảy ra là do cán bộ ngân hàng không chấp hành tốt quy trình quản lý tín dụng. Quy trình nghiệp vụ cho vay bắt đầu từ khi cán bộ QHKH tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi cán bộ kế toán tất toán, thanh lý

hợp đồng tín dụng, dựa vào đó công tác phân tích tài chính khách hàng được phân thành 3 giai đoạn chính: thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; kiểm tra, giám sát tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Để sàng lọc, lựa chọn những khách hàng tốt nhất để cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, cho vay nói riêng thì trong mỗi giai đoạn của quá trình phân tích cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện các bước của quy trình tín dụng cũng như theo hướng dẫn của ngân hàng, tránh bỏ sót làm tắt ảnh hưởng tới chất lượng của khoản vốn cũng như gây rủi ro cho ngân hàng.

Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, chi nhánh có thể thực hiện các giải pháp sau:

3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin :

Thông tin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho các ngân hàng xác định khá chính xác về đối tượng vay vốn, uy tín, thiện chí trả nợ và tính khả thi của phương án/dự án đầu tư kinh doanh của khách hàng. Nó trợ giúp đắc lực cho cán bộ ngân hàng thực hiện thẩm định, phân tích, dự báo cũng như nhận định chính xác về khách hàng vay vốn, giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro trong hoạt động cho vay. Để các khoản cho vay an toàn và hiệu quả, thông tin sử dụng trong công tác phân tích phải được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan, bên cạnh đó phải chọn lọc và sử dụng những thông tin có chất lượng tốt, độ tin cậy, chính xác cao đồng thời phải phù hợp và có tính thời sự.

Để đảm bảo được các yêu cầu này, chi nhánh cần áp dụng một số giải pháp như:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác phân tích tài chính dn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đống đa (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w