Để đánh giá lợi nhuận của một DN, CBTĐcần phân tích dựa trên mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí, thông quan hai chỉ tiêu lợi nhuận gộp và hệ số lãi ròng, đồng thời xem xét đến hiệu quả quản lý đối với đồng vốn đầu tư bỏ ra bằng cách phân tích mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận, thông qua hai chỉ tiêu chính là ROA và ROE. Ngoài ra trong nhóm chỉ tiêu nay còn có mức sinh lời trên tài sản tài chính.
• Tỷ suất lợi nhuận gộp: - Công thức:
- Ý nghĩa: Hệ số này càng cao càng tốt. Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần so sánh hệ số này với hệ số của các DN cùng ngành. Nếu hệ số của các đối thủ cạnh tranh cao hơn thì DN cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.
• Hệ số lãi ròng/ Tỷ suất lợi nhuận biên: - Công thức:
- Ý nghĩa: Hệ số này thể hiện một đồng doanh thu có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng trong một chu kì kinh doanh. Hệ số này càng cao càng tốt.
• Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): - Công thức:
- Ý nghĩa: Tỷ suất sinh lời của tài sản đo lường kết quả sử dụng tài sản của DN để tạo ra lợi nhuận. Hệ số này cho biết một động tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, hệ số càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sản càng hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng/lỗ và số vòng quay tài sản, nên có thể viết lại:
ROA= Hệ số lãi ròng (lỗ thuần) Số vòng quay tài sản
ROA=
ROA cao khi số vòng quay tài sản cao và hệ số lãi ròng lớn. • Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
- Công thức:
- Ý nghĩa: ROE mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu, ROE cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN cao và ngược lại.
Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản nên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ lệ thuộc vào tỷ suất sinh lời trên tài sản:
ROE = ROE =