b. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa:
2.3.1. Những kết quả đạt được: (1) Dư nợ cho vay nền kinh tế:
(1) Dư nợ cho vay nền kinh tế:
Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp luôn góp phần hỗ trợ tích cực trong việc ra quyết định cho vay của chi nhánh. Tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng từ 2009 tới nay. Năm 2010, tổng dư nợ đạt trên 2.099 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng gần 400 tỷ đồng và cũng trong năm này chi nhánh đã thành công trong việc khống chế dư nợ theo chỉ đạo của hệ thống ngân hàng. Bước sang năm 2011, chi nhánh đã cho vay 4.068 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần so với dư nợ năm 2010, và đạt 97% kế hoạch được giao. Số lượng DN vay vốn tại chi nhánh tăng lên qua hằng năm, đồng thời lượng khách hàng lâu năm vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ.
(2) Công tác quản lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro:
Mặc dù giai đoạn này được nhìn nhận với sự khó khăn trong đầu tư vốn tín dụng do sự khó khăn chung của nền kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng chi nhánh vẫn rất nỗ lực trong việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng. Ban lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm tới công tác quản lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, hàng tháng đều tổ chức các cuộc giao ban tín dụng, phân tích kết quả đạt được, đưa ra phương hướng biện pháp thực hiện thu hồi nợ xử lý rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể. Điều này cho thấy, công tác phân tích tài chính khách hàng của chi nhánh được thực hiện có kế hoạch và cẩn trọng, nhất là đối với các khách hàng có nợ quá hạn. Các cán bộ QHKH luôn có được sử chủ động khi bám sát, theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có nợ xấu, nắm bắt được thời điểm để có thể thu nợ với kết quả tốt. Nếu như lợi nhuận từ thu nợ đã xử lý rủi ro năm 2009 đạt gần 34 tỷ đồng thì đến năm 2010, con số ấy là 57 tỷ đồng. Riêng năm 2011, chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch trung ương giao khi thu hồi được 54,9 tỷ đồng nợ ngoại bảng. Đặc biệt, đã thu hết nợ của 4 đơn vị: công ty Xây dựng công trình giao thông 889, công ty Liên doanh công trình Hữu Nghị, công ty Chế biến gỗ, công ty Thiết bị giáo dục 1. Đây là một thành tích đáng khích lệ cho các cán bộ khách hàng trong giai đoạn này.
(3) Ảnh hưởng tích cực từ quy trình tín dụng mới:
Với quy trình cấp tín dụng mới, đã có sự thay đổi lớn trong trách nhiệm và quyền hạn của các cán bộ thẩm định. Áp dụng kịp thời và đồng bộ quy trình tín dụng mới tại chi nhánh đã giảm bớt công việc cũng như quyền hạn cho cán bộ QHKH từ chỗ là cán bộ phân tích, thẩm định chính nay chỉ làm nhiệm vụ phân tích khái quát, sơ qua tình hình của DN để đề xuất cấp tín dụng/ giới hạn tín dụng; trong khi việc đưa ra đề xuất quyết định cấp tín dụng/ giới hạn tín dụng là công việc của các cán bộ phòng QLRR, do đó cán bộ phòng QLRR sẽ là những người phân tích chủ đạo, kỹ lưỡng tình hình hoạt động kinh doanh cũng như thẩm định các phương án/ dự án sản xuất kinh doanh của DN ...
Phòng khách hàng sẽ là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và liên hệ với khách hàng; hướng dẫn, trả lời những thắc mắc cũng như giải quyết các phát sinh với khách hàng trong công tác vay vốn. Còn phòng QLRR - bộ phận không được tiếp xúc với khách hàng, sẽ chỉ dựa trên hồ sơ mà phòng khách hàng chuyển cũng như các thông tin hữu ích cần thiết từ các nguồn khác để phân tích, đưa ra các nhận định về doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đối với việc đồng ý hay không đồng ý cấp tín dụng/ giới hạn tín dụng cho khách hàng.
Từ việc thực hiện phân luồng công việc như trên đã tăng tính chuyên nghiệp hơn cho bộ máy tín dụng, thắt chặt thêm mối liên hệ giữa các phòng, ban trong chi nhánh, từ đó giảm thiểu rủi ro đạo đức tăng tính khách quan trong các quyết định cho vay so với trước đây khi cán bộ QHKH là người chủ đạo trong phân tích cũng như đưa ra các quyết định tín dụng; bên cạnh đó sự phân chia hợp lý này cũng đã nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ QLRR.
(4)Tuân thủ theo quy định, hướng dẫn của hệ thống ngân hàng:
Công tác phân tích tài chính đã được cụ thể hoá trong các quy định, hướng dẫn của ngân hàng và từ đó được chi nhánh áp dụng một cách có quy củ và hệ thống. Từ các bước phân tích đến các thông tin cần thiết, các phương pháp sử dụng cũng như nội dung cần nắm bắt để phân tích đã được phác hoạ cụ thể và rõ hơn trong các quy trình cũng như hướng dẫn, Dựa vào đó, các CBTĐ có thể có những đánh giá chính xác tới tình hình hoạt động, tài chính của khách hàng, giúp ích cho việc đưa ra quyết định. Dựa trên quy trình cũng như hướng dẫn phân tích tài chính khách hàng đã được chuẩn hoá của hệ thống, các cán bộ làm công tác phân tích đã :
- Có đánh giá sơ qua về khách hàng trước khi bắt đầu đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng.
- Phân tích được tỷ trọng các khoản mục lớn trong tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh giá về cơ cấu tài sản, vốn của doanh nghiệp. Đồng thời, các CBTĐ đã xác định được doanh nghiệp có mất cân đối tài sản/ nguồn vốn hay không? Có dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn hay không? Đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp hay mức độ phụ thuộc vào nợ của doanh nghiệp.
- Trong phân tích quy mô tổng tài sản, nguồn vốn, cán bộ đã phân tích được xu hướng biến động theo thời gian của tổng tài sản, nguồn vốn cũng như tính toán tốc độ tăng trưởng của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán; từ đó thấy được xu hướng biến động các khoản mục chi tiết của tài sản, nguồn vốn.
- Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của chi nhánh và tính toán cụ thể các nhóm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích cũng như đánh giá về thị trường, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng như về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Qua đó đánh giá được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, làm ảnh hưởng tới lợi ích mà chi nhánh thu được.
(5)Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác:
Các phòng giao dịch cũng như trụ sở chính của chi nhánh được trang bị cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật đầy đủ, hiện đại. Việc ứng dụng các chương trình INCAS, iCdoc cũng như các phần mềm tiện ích khác đã tạo điều kiện cho các cán bộ tại chi nhánh có thể đưa ra các kết quả phân tích chính xác về tình hình tài chính cũng như hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn, đồng thời có liên hệ kịp thời, linh hoạt giữa các phòng ban trong việc xem xét, kiểm tra, đưa ra các quyết định. Không chỉ dừng lại ở đó, với việc sử dụng các chương trình công nghệ này, tại chi nhánh tồn tại song song hai hệ thống kiểm soát nội bộ: một là bằng các văn bản bằng giấy, hai là phần quản lý trên hệ thống INCAS. Với hai hệ thống quản lý này, việc giám sát thực hiện các công việc trong quy trình tín dụng sẽ được chặt chẽ hơn, đảm bảo sự đầy đủ, chính xác, khách quan hơn.
Ngoài ra, việc ứng dụng các chương trình này còn hỗ trợ rất nhiều cho công tác triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động của NHTMCPCTVN, NHNN cũng như Ban giám đốc, lãnh đạo các Phòng, ban. Hầu hết các văn bản cơ chế, qui trình nghiệp vụ, chỉ đạo tín dụng và các nghiệp vụ khác của NHNN, NHTMCPCTVN khi chuyển về chi nhánh chủ yếu được Giám đốc triển khai bằng cách sao gửi, sử dụng chương trình quản lý gửi văn bản đến cán bộ chủ chốt để tự triển khai tại phòng/tổ nghiệp vụ. Nội bộ các Phòng, ban cũng có sự liên hệ chặt chẽ thông qua các chương trình này.
(6) Chú trọng tới công tác tổ chức, đào tạo cán bộ:
Chi nhánh đã chú trọng công tác tổ chức cũng như đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro, bởi lẽ hoạt động cho vay, tín dụng là những hoạt động có rất nhiều rủi ro đồng thời mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng. Trong thời gian qua, chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại nguồn nhân lực thông qua việc đánh giá cán bộ theo thang bảng điểm. Hàng tháng, hàng quý đều có chấm điểm công việc, từ đó có các công tác khen thưởng, kỷ luật thích đáng cũng như bố trí cán bộ lại cho phù hợp với năng lực và chuyên môn; nhờ vậy năng suất lao động tăng đáng kể. Bên cạnh vận động được các cán bộ có tuổi đời cao không đáp ứng được công việc nghỉ hưu trước tuổi thì chi nhánh tuyển dụng thêm một số lao động mới với chất lượng cao là các sinh viên xuất sắc về chuyên ngành tài chính ngân hàng từ các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước.
Các cán bộ làm công tác phân tích luôn là những người đi đầu, tiên phong trong chính sách đào tạo cán bộ của chi nhánh. Chi nhánh thường xuyên cử các cán bộ đi đào tạo về nghiệp vụ cũng như khuyến khích cán bộ tham gia nghiên cứu khoa
học. Qua các lớp đào tạo, tập huấn với ngân hàng cấp trên, các cán bộ sẽ có điều kiện trau dồi thêm kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng phân tích. Và đặc biệt hơn, không chỉ dừng lại ở đó, các cán bộ sẽ được truyền đạt thêm các kinh nghiệm làm việc và từ đó có thể nâng cao khả năng nhạy bén trong công tác phân tích.
Đặc biệt, môi trường làm việc tại chi nhánh có sự đoàn kết cao, nhân viên và lãnh đạo cấp Phòng luôn đồng lòng thực hiện tốt các kế hoạch, nhiệm vụ mà Ban giám đốc giao.