I Khoáng sản kim loạ
KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN Ở TỈNH NINH BÌNH
THUẾ TÀI NGUYÊN Ở TỈNH NINH BÌNH
Ninh Bình là tỉnh có nhiều tài nguyên là đá vôi, đất san lấp và đất làm gạch. Những năm qua, thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên, kể cả cho tới khi thực hiện Luật thuế tài nguyên ban hành năm 2009 thì việc thực hiện chính sách thuế vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Những vấn đề đặt ra như đã nêu ở chương II trong luận văn này, tôi kiến nghị với các cấp, các ngành để hoàn thiện việc thực thi chính sách ở tỉnh Ninh Bình như sau:
- Kiến nghị các ngành liên quan tới lĩnh vực quản lý tài nguyên phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng với ngành thuế tham mưu cho Uỷ ban nhân tỉnh trình Quốc hội xem xét sửa đổi những quy định về giá tính thuế tài nguyên, các mức thuế suất đối với loại tài nguyên đá, vấn đề miễn, giảm thuế tài nguyên đối với đất san lấp. Vì tất cả những vấn đề này hiện nay ở địa bàn
tỉnh đang có những vướng mắc trong việc thực thi chính sách. Chính lý do này đã làm ảnh hưởng tới nguồn thu từ thuế tài nguyên và ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế mất nhiều thời gian công sức nhưng hiệu quả kém. Trình Quốc hội bổ sung danh lam thắng cảnh vào diện chịu thuế TN. Hiện tại, Ninh Bình có rất nhiều tiềm năng về du lịch đang được các doanh nghiệp tham gia khai thác sử dụng như: Khu du lịch Tràng An, Tam Cốc Bích Động, khu du lịch Vân long...
- Kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh khi cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp cần thẩm định năng lực kinh doanh, nhu cầu thị trường, trữ lượng tài nguyên để cấp phép khai thác có tính khả thi, tránh hiện tượng dự án treo, mua bán các mỏ khai thác TN. Kịp thời thông báo cho cơ quan thuế những đơn vị được cấp phép khai thác để theo dõi quản lý. Đối với các doanh nghiệp khai thác TN vi phạm về pháp Luật thuế, khi có đề nghị xử lý từ phía cơ quan thuế thì Uỷ ban nhân dân tỉnh phải xem xét để thu hồi giấy phép khai thác theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi giấy phép.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các ngành ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành: Cục Thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công an, Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý TN trên địa bàn tỉnh. Quy chế phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý khai thác TN để cùng nhau phối hợp, tổ chức thực hiện chính sách thuế TN và các chính sách kinh tế - xã hội khác liên quan đến tài nguyên.
- Ngành Thuế phối hợp với các ngành thường xuyên công khai các doanh nghiệp khai thác TN vi phạm Luật thuế, Luật khoáng sản và các quy định khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như: Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, Đài truyền thanh. Đồng
thời thông báo tới các tổ, thôn, phố, chi bộ nơi doanh nghiệp cư trú sinh hoạt để doanh nghiệp nghiêm chỉnh thực thi chính sách thuế TN.
- Uỷ Ban nhân dân tỉnh cần ban hành văn bản chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành, phối hợp ngành Thuế tổ chức thực thi chính sách; Gắn trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp chính quyền địa phương ở các khâu thực hiện chính sách, để mỗi cấp mỗi ngành có trách nhiệm nâng cao ý thức trong việc tổ chức thực hiện chính sách.
KẾT LUẬN
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế quốc gia, cùng với các chính sách thuế khác, chính sách thuế TN là công cụ tài chính của Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế đất nước. Chính sách thuế TN tác động mạnh mẽ tới việc huy động nguồn thu cho NSNN, hàng năm thuế TN huy động cho NSNN trên dưới 10% tổng thu NSNN. Nguồn thu từ thuế TN đã góp phần quan trọng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cải tạo môi trường nơi khai thác, đảm bảo an sinh xã hội địa phương.
Ngoài việc tập trung nguồn thu cho NSNN chính sách thuế tài nguyên còn góp phần quan trọng vào việc quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn TNTN của đất nước. Đồng thời, thông qua các nội dung của chính sách đã nâng cao được ý thức của các tổ chức cá nhân trong việc quản lý khai
thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực TN. Cũng nhờ các chế tài xử phạt của Luật thuế mà người nộp thuế đã có ý thức trách nhiệm trong việc kê khai nộp thuế.
Xác định được tầm quan trọng của chính sách thuế TN tác động tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách thuế TN ra đời từ năm 1990 đến nay luôn luôn được sửa đổi hoàn thiện theo hướng tích cực để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Mặc dù chính sách thuế TN mới được Quốc hội sửa đổi, thông qua và nâng lên thành Luật thuế TN năm 2009 là một bước tiến đáng kể trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế TN. Song, Luật vẫn còn nhiều hạn chế về người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, khung thuế suất, miễn, giảm thuế. Những hạn chế tồn tại làm cho chính sách thuế TN chưa phát huy được hết vai trò tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Do vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế TN là một trong những vấn đề hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt vai trò tập trung nguồn thu cho NSNN, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường, quản lý khai thác sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn TNTN của đất nước. Trong luận văn này tác giả đã giải quyết một số vân đề cơ bản sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thuế TN từ góc độ lý luận và thực tiễn như: Vị trí vai trò của thuế TN, các nội dung hoàn thiện chính sách thuế, các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách, sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách, kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế TN ở một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở Ninh Bình. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã chỉ rõ những thành công, hạn chế trong quá trình hoàn thiện chính sách, chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó luận văn đưa ra các
phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên.