1.2.2.1.Đảm bảo sự phù hợp của chính sách trong từng giai đoạn:
Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành năm 1990 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi ban hành năm 1998 và sửa đổi điều 6 về khung thuế suất năm 2008. Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên với nhiều lần sửa đổi khác nhau. Chính sách thuế tài nguyên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp khai khoáng, tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước. Nhưng do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách thuế tài nguyên bắt buộc phải có những thay đổi phù hợp.
Việc ban hành Luật thuế TN là điều cần thiết vì nó nâng cao tính pháp lý trong việc thực thi chính sách. Mặt khác, trong những năm gần đây, tình trạng khai thác tài nguyên diễn ra ồ ạt, kém hiệu quả, khó kiểm soát, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi ban hành năm 1998 đã có những thay đổi nhưng một số quy định trong pháp lệnh không còn phù hợp với thực tiễn, mức thuế suất thấp, diện được miễn giảm rộng... dẫn đến chưa đảm bảo khả năng điều tiết khai
thác ở mức hợp lý, chưa thực sự động viên hiệu quả nguồn thu cho NSNN.
1.2.2.2. Bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên:
Những năm gần đây việc khai thác, sử dụng tài nguyên đang diễn ra ồ ạt, lãng phí làm cạn kiệt nguồn TNTN, buộc Đảng và Nhà nước có những công cụ để bảo vệ đó chính là chính sách thuế TN. Pháp lệnh thuế TN đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, phần nào hạn chế được việc khai thác, sử dụng kém hiệu quả nguồn lực tài nguyên. Cuối năm 2009, Quốc hội ban hành Luật thuế TN cũng nhằm mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên.
Chính sách thuế TN được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế sẽ bao quát hết được các nguồn TNTN mà từ trước tới nay chúng ta chưa đưa vào quản lý thu thuế TN. Việc mở rộng đối tượng chịu thuế bắt buộc các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng phải tính toán tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
Hoàn thiện chính sách thuế TN bằng việc điều chỉnh thuế suất hợp lý ở mỗi thời kỳ khác nhau buộc các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng phải tính toán chi phí đầu vào theo hướng tiết kiệm hiệu quả nhất trong các phương án sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Vì thuế TN là loại thuế gián thu, là yếu tố cấu thành chi phí đầu vào của các sản phẩm sản xuất ra từ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thu hẹp diện miễn giảm thuế thuế TN tránh được tình trạng các tổ chức, cá nhân khai thác được miễn giảm thuế TN khai thác, sử dụng bừa bãi TN, kém hiệu quả. Đối với các đơn vị được miễn, giảm không phải nộp thuế TN như các đơn vị kinh doanh bình thường khác, có nghĩa là không phải bỏ tiền ra để mua tài nguyên. Điều này sẽ không có tác động tích cực trong việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực TNTN.
Tổng thu NSNN của Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ thuế và phí, thu từ viện trợ trong nước và nước ngoài hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 1% đến 2% tổng thu NSNN. Điều này có nghĩa là thuế có vai trò rất quan trọng trong việc tập trung nguồn thu cho NSNN. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thu, đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống chính sách thuế hợp lý, đơn giản, minh bạch, công bằng. Hoàn thiện chính sách thuế TN cũng sẽ góp phần tập trung nguồn thu cho NSNN hàng năm.
Thuế TN cũng là một sắc thuế trong hệ thống thuế Việt Nam. Nguồn thu từ thuế TN qua các năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu NSNN. Biểu 1.2 tổng hợp số thu từ thuế TN cả nước qua các năm từ 2005 đến 2009 cho thấy số thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng khá ổn định chiếm trên dưới 10% tổng thu NSNN.
Biểu 1.2. Số thu từ thuế tài nguyên cả nước từ năm 2005 đến năm 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN 1 2 3 4 5
TỔNG THU THUẾ TÀI NGUYÊN 21.235,5 21.631,0 23.992,0 17.346,0 22.125,0TỔNG THU THUẾ TRỪ DẦU THÔ 119.825,0 140.600,0 176.500,0 233.300,0 268.874,0 TỔNG THU THUẾ TRỪ DẦU THÔ 119.825,0 140.600,0 176.500,0 233.300,0 268.874,0 TỔNG THU NGÂN SÁCH 201.286,0 221.800,0 260.900,0 337.300,0 349.947,0
Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thuế năm 2010
Thuế TN là khoản thu tập trung vào NSNN, nhưng để huy động và tập trung nguồn thu hợp lý đòi hỏi phải có chính sách thuế TN phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước, khu vực và thế giới. Hoàn thiện chính sách thuế TN hợp lý về các nội dung của chính sách sẽ giúp cho chúng ta tổ chức
thu đạt kết quả ngày càng cao.
1.2.2.4. Thực hiện phân phối lại nguồn thu của NSNN:
Xuất phát từ vai trò của chính sách thuế là tập chung nguồn thu cho NSNN, để đảm bảo nguồn chi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Nguồn thu từ thuế tài nguyên cũng được tập chung vào NSNN để phục vụ mục tiêu trên. Riêng thuế TN trừ dầu thô tập chung vào NSNN nhưng chi 100% cho địa phương (Tỉnh, thành phố) để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường. Có nghĩa là thuế TN đã được Nhà nước thực hiện phân phối lại cho địa phương, cho tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng cơ sở hạ tầng, môi trường xung quanh khu vực khai thác.
Đối với nguồn thu thuế TN từ dầu thô Nhà nước thực hiện điều tiết một phần cho ngân sách địa phương còn lại thu về ngân sách Trung ương để thực hiện điều tiết chi theo kế hoạch chi hàng năm trên phạm vi toàn quốc. Tức là thuế TN từ dầu thô được thực hiện phân phối lại trong phạm vi cả nước.