NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM2008 NĂM 2009 THỰC

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 57 - 62)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN Ở TỈNH NINH BÌNH

NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM2008 NĂM 2009 THỰC

THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN THỰC HIỆN A B 1 2 3 4 5 TOÀN TỈNH 296 710 1.481 3.709 10.353 1 THÀNH PHỐ NINH BÌNH 216 2 THỊ XÃ TAM ĐIỆP 103 141 152 164 2.440

3 HUYỆN NHO QUAN 21 28 33 78 284

4 HUYỆN GIA VIỄN 23 30 106 277 997

5 HUYỆN HOA LƯ 49 57 62 74 647

6 HUYỆN KIM SƠN 12 25 33

7 HUYỆN YÊN KHÁNH 12

8 HUYỆN YÊN MÔ 5 10 174 133

9 VĂN PHÒNG CỤC 100 449 1.106 2.917 5.613

Nguồn: Số liệu báo cáo của Cục thuế tỉnh Ninh Bình năm 2010

Các năm đều có số thu thuế tài nguyên tăng cao so với năm trước là do Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh giá tính thuế các loại tài nguyên; mặt khác cũng là năm một số dây chuyền của các nhà máy xi măng trên địa bàn đi vào hoạt động. Phân tích theo đơn vị quản lý thì hầu hết các đơn vị đều có số thu thuế TN năm sau cao hơn năm trước; đặc biệt là những năm gần đây. Theo số liệu biểu trên thì thị xã Tam Điệp số thu thuế TN năm 2009 tăng gấp 15 lần

so với năm 2008; huyện Gia Viễn số thu thuế TN năm 2009 tăng 3,6 lần so với năm 2008.

Nếu xét về tổng thu NSNN ở địa bàn tỉnh Ninh Bình thì thuế TN chiếm tỷ trọng không lớn nhưng xu hướng có tốc độ tăng cao so với tốc độ tăng của các nguồn thu khác. Chúng ta có thể nhận thấy rõ mức tăng này qua hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1 Mức tăng tỷ trọng thuế TN so với tổng thu từ thuế, phí qua các năm ở tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Báo cáo của Cục thuế Ninh Bình hàng năm

Năm 2005 số thuế TN chỉ chiếm 0,1% trong tổng thu thuế và phí của cả tỉnh, nhưng đến năm 2009, sau 5 năm số thu thuế TN đã chiếm 1% trong tổng thu thuế và phí. Xu hướng thuế TN có tốc độ tăng nhanh so với các nguồn thu khác một mặt do chính sách thuế TN ngày càng được hoàn thiện; mặt khác do sự phát triển kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao đã tác động làm tăng nhanh nguồn thu từ thuế TN hàng năm.

2.2.1.2. Quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên:

Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia và hầu hết là tài nguyên

2005 2006 2007 2008 2009 1 1 0.5 0.3 0. 2 0. 1 T ỷ tr ọn g th uế tà i n gu yê n (T ỷ lệ % )

không tái tạo được; cần phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm Quốc phòng, An ninh.

Với mục tiêu quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực TN, Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau trong đó có công cụ tài chính là chính sách thuế TN.

Chính sách thuế TN điều chỉnh đối với các tổ chức và cá nhân có hoạt động khai thác TN hay còn gọi là người nộp thuế TN. Người nộp thuế TN có nghĩa vụ kê khai và đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trên địa bàn nơi khai thác TN. Thuế tài nguyên là một công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước có thể tăng cường việc theo dõi, giám sát hoạt động khai thác tài nguyên theo các quy định của pháp luật, ngoài các công cụ quản lý khác như cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến TN. Cũng thông qua các tổ chức cá nhân khai thác TN, Nhà nước nắm được tình hình quản lý khai thác TN của đất nước để từ đó có chính sách kinh tế vĩ mô cho sự phát triển của đất nước.

Ninh Bình trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành vào cuộc cùng ngành Thuế, Tài nguyên và môi trường tham gia quản lý các hoạt động khai thác TN như: Chỉ đạo bằng văn bản tới người khai thác, các cấp các ngành theo chức năng có trách nhiệm quản lý TN theo quy định, thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra các đơn vị khai thác TN trên các lĩnh vực quản lý.

Để sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả, chính sách thuế TN đã điều chỉnh mức thuế suất TN phân biệt theo từng nhóm, loại tài nguyên, chính sách thuế tài nguyên hiện hành đã góp phần điều chỉnh, định hướng hành vi khai thác tài nguyên theo hướng khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài

nguyên nhất là đối với các tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo được. Biểu 2.2 đã thể hiện nhóm TN không tái tạo có mức thuế suất cao hơn nhóm tài nguyên tái tạo được tới hơn ba lần.

Biểu 2.2 thuế suất thuế TN tái tạo và TN không tái tạo được.

ST

T Loại tài nguyên

Thuế suất

I Tài nguyên không tái tạo

1 Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng thông thường ( Đá, cát, sỏi, đất làm gạch...)

5%

2 Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng cao cấp (Grannít, đônômit, sét chịu lửa....)

7%

3 Than lộ thiên, than nâu, than mỡ 6%

II Tài nguyên tái tạo

1 Nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện 2% 2 Nước sử dụng chung phục vụ sản xuất bằng nguồn nước mặt 1% 3 Nước sử dụng chung phục vụ sản xuất bằng nguồn nước ngầm 2%

Nguồn: Theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ

Đối với các TN không tái tạo chính sách thuế TN điều chỉnh ở mức thuế suất cao hơn tài nguyên tái tạo được là nhằm mục đích khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực TN. Vì nếu có mức thuế suất đồng đều giữa các loại TN sẽ không khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác TN tái tạo được mà chủ yếu người ta sẽ tập chung vào khai thác TN không tái tạo để thu được lợi nhuận cao.

Thuế TN được tính ngay khi đơn vị khai thác TN lấy nó tập kết về kho bãi không kể TN đó còn ở kho, bãi hay đã xuất bán. Khác với chính sách thuế giá trị gia tăng là tính thuế giá trị gia tăng khi đơn vị thực hiện bán hàng hoá. Nhưng ở thuế TN ngay cả khi đơn vị chưa bán hàng cũng phải tính thuế, điều này cũng là nhằm mục đích các đơn vị khai thác phải có sự tính toán tất cả các loại TN khai thác phải được đưa vào sử dụng hiệu quả.

2.2.1.3. Góp phần bảo vệ môi trường:

sách này hàng năm được Nhà nước điều tiết lại toàn bộ cho địa phương (trừ thuế TN dầu thô), một phần dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng, một phần để đầu tư cải tạo môi trường nơi khai thác và các khu vực xung quanh nơi khai thác. Nguồn thu từ thuế TN trong những năm qua ở địa bàn tỉnh Ninh Bình đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn vốn cho địa phương các cấp cùng với các nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường xanh, sạch và đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

2.2.1.4. Nâng cao ý thức của các tổ chức cá nhân trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên:

Thuế TN thực chất là việc chuyển nhượng TN của Quốc gia cho các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng. Vấn đặt ra ở đây là giá chuyển nhượng TN giữa một bên là Nhà nước, một bên là các tổ chức, cá nhân khai thác. Trong phạm vi chính sách thuế TN thì giá chuyển nhượng TN phụ thuộc vào thuế suất, sản lượng, giá tính thuế.

Như vậy ở mỗi thời kỳ khác nhau có mức thuế suất khác nhau đòi hỏi các nhà đầu tư khai thác phải có ý thức tính toán tới hiệu quả khai thác đó là lợi nhuận đem lại cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, nếu thuế suất quá thấp các nhà đầu tư ít quan tâm tới đổi mới công nghệ khai thác, không có ý thức trong việc khai thác và bảo vệ môi trường. Nhưng nếu mức thuế suất hợp lý đòi hỏi các nhà đầu tư phải tính toán hiệu quả khai thác, tức là giá thành sản phẩm khai thác phải được tính toán chặt chẽ hơn.

Tài nguyên là đầu vào của chi phí sản xuất do vậy các nhà sản xuất kinh doanh mua về để sản xuất bắt buộc phải tính hiệu quả kinh tế. Nếu thuế suất cao nhằm hạn chế khai thác sử dụng thì các nhà sản xuất phải xem xét và chuyển nguyên liệu thay thế, hạn chế sử dụng tài nguyên hoặc cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ để hạ các chi phí đầu vào khác. Như vậy thuế TN đã là đòn bẩy nâng cao ý thức sử dụng TN của các nhà sản xuất.

Không những các nhà sản xuất mà còn cả người tiêu dùng, khi thuế TN cao chi phí đầu vào lớn, giá thành các sản phẩm sản xuất ra từ TN sẽ cao do

vậy người tiêu dùng phải tìm đến các sản phẩm khác thay thế các sản phẩm có nguồn gốc từ TN. Ví dụ, hiện nay các sản phẩm cửa gỗ nhóm I đang dần dần được thay thế bằng gỗ công nghiệp có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng.

Đối với các loại TN xác định được giá bán tại nơi khai thác căn cứ theo hoá đơn bán ra của đơn vị khai thác, còn đối với các loại TN không xác định được giá bán thì được xác định theo giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Như vậy việc quy định giá bán TN như hiện hành sẽ điều chỉnh được giá TN khi thị trường biến động. Có nghĩa là giá tính thuế TN sẽ được điều chỉnh kịp thời đối với các loại TN khai thác không xác định được giá bán. Việc điều chỉnh giá sẽ nâng cao ý thức khai thác sử dụng TN ngày càng hiệu quả hơn.

Biểu 2.3 giá một số loại TN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt qua các thời kỳ khác nhau có mức giá khác nhau.

Biểu 2.3: Giá một số loại tài nguyên qua các năm ở tỉnh Ninh Bình

ST

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình) (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w