1.2.1.1. Quan điểm, chủ chương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Quan điểm, chủ chương của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chính sách thuế tài nguyên nói riêng. Để thể hiện chủ quyền của đất nước Đảng và Nhà nước ta có những chính sách khuyến khích khai thác tài nguyên xa bờ thông qua những công cụ tài chính khác nhau trong đó có công cụ thuế tài nguyên. Đối với các mỏ dầu khai thác xa bờ khuyến khích đầu tư mức thuế suất thuế tài nguyên theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của chính phủ được
thể hiện rõ trong biểu 1.1 về ưu đãi này:
Biểu 1.1: Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô
STT Sản lượng dầu khai thác Dự án khuyến
khích đầu tư Dự án khác 1 Đến 20.000 thùng/ngày 6% 8% 2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 8% 10% 3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 10% 12% 4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 12% 17% 5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 17% 22% 6 Trên 150.000 thùng /ngày 22% 27%
Nguồn: Theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của chính phủ
Theo Nghị định nêu trên tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn từ 90 mã lực (CV) trở lên được miễn thuế tài nguyên 5 năm và giảm 5 năm tiếp theo kể từ khi khai thác.
Đối với các tài nguyên không tái tạo, định hướng của Đảng và Nhà nước phải quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, trong chính sách thuế tài nguyên được thể hiện qua biểu thuế suất của loại tài nguyên không tái tạo và tài nguyên có khả năng tái tạo. Mức thuế suất thuế tài nguyên theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của chính phủ được quy định đối với các loại TN không tái tạo chịu mức thuế cao hơn các loại tài nguyên tái tạo được. Đó chính là quan điểm định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Chính sách phát triển kinh tế ở mỗi thời kỳ khác nhau của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên. Ở thời kỳ đầu xây dựng và phát triển đất nước điểm xuất phát của chúng ta còn thấp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bán TNTN của đất nước. Do vậy, chính sách thuế TN xây dựng theo hướng có lợi thế cho các nhà đầu tư, xuất khẩu tài nguyên. Khi kinh tế phát triển, chính sách thuế tài
nguyên hoàn thiện theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế xuất khẩu thô chuyển sang xuất khẩu tinh. Chính sách thuế tài nguyên đã điều chỉnh thuế suất tăng dần ở mỗi thời kỳ khác nhau để quản lý khai thác, sử dụng nguồn lực TN ngày càng tốt hơn, ví dụ như vàng sa khoáng trước thuế suất là 6% nay là 15%, thiếc trước là 5% nay là 10%....
1.2.1.2. Định hướng cải cách chính sách thuế trong quá trình hội nhập:
Việt Nam gia nhập WTO tức là chúng ta vào sân chơi chung của các nước trên thế giới, do vậy, trong phát triển kinh tế, đất nước chúng ta phải có các chính sách kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là chính sách thuế phải phù hợp với các thông lệ thuế quốc tế. Điều đó có nghĩa là chính sách thuế TN cũng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Nếu thuế suất quá cao, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, ngược lại nếu thuế suất quá thấp chúng ta sẽ bán rẻ tài nguyên của đất nước cho các nhà đầu tư.
Hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc chính sách thuế tài nguyên nói riêng chính sách thuế nói chung phải đơn giản, dễ hiểu, rõ dàng, minh bạch và công bằng giữa các thành phần kinh tế. Thực tế đã chứng minh, chính sách thuế tài nguyên từ những năm 1990 đến 2009 chúng ta mới chỉ ban hành dưới dạng Pháp lệnh thuế tài nguyên, nhiều vấn đề trong nội dung chính sách như đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế chưa được rõ ràng. Ngày 25/11/2009, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật thuế tài nguyên. Luật mới ra đời từng bước đã khắc phục được những nhược điểm của chính sách cũ.
1.2.1.3. Ảnh hưởng của các chính sách thuế hiện hàn:
Các chính sách thuế GTGT, TNDN, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác tài nguyên…hoàn thiện theo hướng quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên. Do vậy, chính sách thuế tài nguyên cũng phải
hoàn thiện theo hướng quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Chính sách thuế GTGT trước đây, các sản phẩm là đất, đá, cát, sỏi, sản phẩm kim loại có mức thuế suất là 5% , nhưng hiện nay chúng đều có mức thuế suất là 10%. Đối với thuế tài nguyên các loại sản phẩm nêu trên đều được điều chỉnh theo xu hướng thuế suất tăng lên.
Các chính sách thuế GTGT, TNDN hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, thu hẹp đối tượng được miễn giảm, mở rộng diện chịu thuế, do vậy chính sách thuế tài nguyên hiện nay cũng đã được hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, thu hẹp đối tượng được miễn giảm, mở rộng diện chịu thuế.
Pháp lệnh thuế TN quy định: Trường hợp bên Việt nam tham gia doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà góp vốn pháp định bằng nguồn TN thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà bên Việt nam dùng để góp vốn pháp định. Quy định này chưa bao quát hết các trường hợp xảy ra trên thực tế. Do vậy, chính sách thuế tài nguyên đã sửa đổi bổ sung vấn đề này là người nộp thuế là bên Việt Nam hoặc liên doanh phải kê khai nộp thuế TN.
1.2.1.4. Trình độ năng lực cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách thuế:
Ỏ Việt Nam chúng ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống Luật pháp nói chung Luật thuế tài nguyên nói riêng không có bộ phận chuyên trách trong Quốc hội mà chỉ có các bộ phận kiêm nhiệm. Thông qua dự thảo Luật của các ngành chuyên môn trình lên Chính phủ, Quốc hội để thảo luận, xem xét, quyết định tại các kỳ họp Quốc hội bằng hình thức biểu quyết của các đại biểu. Với cách xây dựng và sửa đổi chính sách như hiện nay thì các nội dung của chính sách phụ thuộc vào sự nhận thức của từng đại biểu Quốc hội. Do vậy việc ban hành và sửa đổi chính sách còn nhiều hạn chế.
cơ quan chuyên môn đề xuất, chính vì lý do này mà việc hoàn thiện chính sách thuế TN còn nhiều bất cập. Những ý kiến của cơ quan chuyên ngành đề nghị sửa đổi nhưng không được chấp nhận.
Mặt khác do phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau cho nên các đại biểu Quốc hội không thể đi sâu nghiên cứu những vấn đề thực tế đang phát sinh và sẽ phát sinh trong thời gian tới mà đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện trước trong Luật pháp.
Ở khâu thực hiện chính sách, nếu như trình độ chuyên môn của cán bộ không đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế thì việc thực thi chính sách sẽ bị hạn chế, chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống.